Nhạc pop hay nhạc cổ điển? Câu trả lời có thể quyết định tuổi thọ của bạn

Cả Đông y và Tây y đều đồng ý rằng âm nhạc phù hợp không chỉ đem lại hiệu quả giải trí đơn thuần, mà còn có tác động sâu sắc đến sức khoẻ và tuổi thọ.

Bạn có biết thể loại nhạc mình ưa thích có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của bạn không? Nghiên cứu cho thấy gần một nửa số nghệ sĩ đàn hạc nữ sống đến hơn 90 tuổi, nhưng tuổi thọ trung bình của các nghệ sĩ nhạc rock chỉ là 43. Giữa các thể loại âm nhạc có tác động hoàn toàn khác nhau đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một người.

Các bác sĩ Đông y tin rằng Ngũ âm (Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, và Vũ) tương ứng Ngũ tạng của cơ thể. Đó là lý do tại sao âm nhạc phù hợp có thể nâng cao sức khỏe của một người.

Các nhạc sĩ cổ điển nổi tiếng về sống thọ, và nhiều nghệ sĩ 80 tuổi vẫn tích cực biểu diễn trong các buổi hòa nhạc. Arthur Rubinstein, một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng người Mỹ ở thế kỷ trước, đã sống đến 95 tuổi. Rubinstein vẫn biểu diễn trên sân khấu khi ông gần 90 tuổi.

Nghệ sĩ dương cầm Nhật Bản Muroi Mayako đã tổ chức một buổi hòa nhạc vào năm 2021 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của bà. Bà đã chơi các bản nhạc nổi tiếng của Beethoven như “To Alice” và “Moonlight Sonata.” Nữ nghệ sĩ cho biết bà cảm nhận sâu sắc rằng nghệ thuật sẽ không bao giờ có hồi kết.

Bà nói: “Ngay cả khi tôi sống 200 năm, niềm đam mê âm nhạc của tôi sẽ không bao giờ cạn.” Năm 2022, bà đã xuất bản một cuốn sách chia sẻ bí quyết trường thọ của mình khi bà tròn 101 tuổi.

Nữ nghệ sĩ đàn hạc cổ điển sống thọ nhất

Các học giả Nga đã kiểm tra tuổi thọ của hơn 40,000 chuyên gia sáng tạo và phát hiện thấy các nhạc sĩ chơi nhạc cụ cổ điển sống lâu hơn đáng kể so với dân số nói chung.

Khoảng 44% nữ nghệ sĩ đàn hạc sống trên 90 tuổi, trong đó có 6% sống đến 100 tuổi. Các nhạc trưởng dàn nhạc cũng nổi tiếng sống thọ, trong đó, 33% nữ nhạc trưởng và 12% nam nhạc trưởng sống đến hơn 90 tuổi.

Tuy nhiên, so với các nhà khoa học và các chuyên gia trong ngành khác, độ tuổi trung bình nói chung trong ngành âm nhạc không phải là cao nhất. Điều thú vị là các ngôi sao nhạc rock thuộc nhóm có tuổi thọ ngắn hơn, trung bình là 43.6 tuổi.

Nhạc sĩ nhạc pop có tuổi thọ ngắn nhất

Tiến sĩ Dianna Theadora Kenny từ Đại học Sydney, Úc, đã tiến hành một nghiên cứu để phân tích dữ liệu của 13,195 nghệ sĩ nhạc pop qua đời từ năm 1950 đến năm 2014. Nghiên cứu cho thấy rằng các nghệ sĩ nhạc pop sống ngắn hơn đáng kể so với “dân số chung có thể so sánh được.”

Trong suốt bảy thập niên được nghiên cứu, tuổi thọ của các nghệ sĩ nổi tiếng ngắn hơn tới 25 năm so với dân số tương đương của Hoa Kỳ. Tỷ lệ tử vong do tai nạn cao hơn từ 5 đến 10 lần. Tỷ lệ tự tử cao hơn từ hai đến bảy lần và tỷ lệ sát nhân cao gấp tám lần so với dân số Hoa Kỳ.

Trong một bài luận đăng trên The Conversation, tiến sĩ Kenny đã viết rằng tỷ lệ tử vong của các nghệ sĩ cũng liên quan đến các thể loại âm nhạc. Tuổi thọ của các nghệ sĩ thuộc các thể loại âm nhạc phổ biến lâu đời như jazz và blues cũng tương tự như tuổi thọ của dân số Mỹ.

Các nghệ sĩ thuộc các làn sóng nhạc pop mới, chẳng hạn như metal, rap, hip-hop và các thể loại khác, có tuổi thọ ngắn nhất, trung bình dưới 40 tuổi.

Bà Kenny cũng phát hiện thấy nguyên nhân tử vong của các nhạc sĩ phần nhiều có liên quan đến thể loại mà họ chơi.

Theo phân tích của bà, hơn một nửa nhạc sĩ rap và hip-hop tử vong vì bị sát hại, được cho là có liên quan đến băng đảng và tội phạm liên quan đến ma tuý.

Trong số các nhạc sĩ thể loại metal, 36% qua đời vì tai nạn, trong khi 19% qua đời vì tự sát. 30% nhạc sĩ nhạc jazz tử vong vì ung thư, trong khi đó 28% nhạc sĩ blues tử vong vì bệnh tim.

Nhạc cổ điển tác động tích cực đến trường năng lượng

Nghệ sĩ nhạc pop qua đời trẻ hơn người bình thường. Bên cạnh thói quen sống không lành mạnh và áp lực nghề nghiệp trong ngành, nguyên nhân cũng có thể liên quan đến năng lượng âm nhạc.

Nhà vật lý người Nga Konstantin Korotkov đã phát triển hình ảnh phóng điện khí (GDV), một loại công nghệ ghi lại hình ảnh, để quan sát năng lượng photon phát ra từ cơ thể con người.

Nhà vật lý này từng nói trong một cuộc phỏng vấn với thời báo The Epoch Times rằng tần số âm nhạc ảnh hưởng đến bộ não của con người và do đó làm thay đổi trường năng lượng của cơ thể con người.

Nhạc cổ điển tác động tích cực đến trường năng lượng của con người và động vật; nó làm dịu, trầm tĩnh và ổn định cảm xúc. Các thể loại cường độ cao và kích thích cao như nhạc rock có thể trong chớp nhoáng tăng năng lượng cơ thể và kích thích sản xuất adrenaline.

Tuy nhiên, năng lượng sẽ nhanh chóng giảm xuống mức thấp hơn nhiều so với trước khi nghe nhạc.

Nhạc cổ điển xoa dịu tâm hồn con người

Các thí nghiệm lâm sàng đã xác nhận rằng âm nhạc cổ điển xoa dịu tâm hồn của con người và giảm lo âu. Đã có nghiên cứu tập trung vào việc chơi nhạc trong bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để giảm đau và lo lắng cho bệnh nhân.

Căng thẳng và lo lắng là cảm xúc thường xuất hiện khi đến gặp nha sĩ. Bàn tay và bàn chân của bệnh nhân thường lạnh toát. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân không thể tiếp tục điều trị nha khoa. Nhưng nghe nhạc có thể giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.

Một nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ đã chia ngẫu nhiên 80 bệnh nhân đến khám tại phòng khám nha khoa thành 4 nhóm. Ba trong số các nhóm nghe một trong ba thể loại nhạc: nhạc cổ điển của Vivaldi, nhạc truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc nhạc rock nhẹ. Nhóm thứ tư đóng vai trò nhóm chứng và không nghe bất kỳ bản nhạc nào.

Thí nghiệm cho thấy mức độ lo lắng của 3 nhóm bệnh nhân nghe nhạc thấp hơn so với nhóm không nghe nhạc.

Tác dụng của nhạc truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ hoặc nhạc cổ điển trong việc giảm lo âu là rõ rệt hơn so với nhạc rock nhẹ.

Âm nhạc cổ điển và trí nhớ

Ngoài tác dụng kéo dài tuổi thọ, các nhạc công chơi nhạc cụ cổ điển còn thể hiện các kỹ năng nhận thức và trí nhớ cao hơn khi bước vào tuổi già.

Vào năm 2011, tạp chí Neuropsychology đã công bố một nghiên cứu của Mỹ về 70 người tham gia là người cao tuổi và khỏe mạnh trong độ tuổi từ 60 đến 83.

Những người tham gia thử nghiệm được chia thành ba nhóm: những người không chơi nhạc cụ, những người đã chơi một nhạc cụ từ một đến chín năm, và những người đã chơi một nhạc cụ từ mười năm trở lên.

Trong nghiên cứu, nhạc cụ phổ biến nhất là đàn dương cầm và thể loại âm nhạc phổ biến nhất là cổ điển.

Không có sự khác biệt đáng chú ý trong ba nhóm người về tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe hoặc trình độ học vấn. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một loạt các bài kiểm tra tâm thần kinh.

Trí nhớ ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của những người chơi nhạc cụ lâu năm tốt hơn đáng kể so với những người không phải là nghệ sĩ.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng kết quả cho thấy “khả năng dự đoán mạnh mẽ của hoạt động âm nhạc cao độ trong suốt cuộc đời, đối với việc duy trì chức năng nhận thức khi về già.”

Có quá muộn để học chơi nhạc cụ không?

Học chơi một nhạc cụ có thể có những tác động tích cực hay không? Một nghiên cứu của Anh được công bố trên Báo cáo khoa học vào năm 2022 đã kiểm tra điều này.

Một nhóm nghiên cứu của Đại học Bath ở Vương quốc Anh đã tuyển dụng 31 người trưởng thành chưa từng có kinh nghiệm âm nhạc và chia ngẫu nhiên họ thành ba nhóm.

  • Nhóm đầu tiên học piano một giờ hàng tuần để học chơi nhạc cổ điển.
  • Nhóm thứ hai nghe bản nhạc mà nhóm thứ nhất đã học và chơi trong một giờ. Nhóm thứ ba đọc trong một giờ mà không có nhạc.

Sau 11 lớp học piano, khả năng cảm nhận thính giác, thị giác của nhóm đầu tiên được cải thiện đáng kể, đồng thời mức độ trầm cảm, căng thẳng và lo âu cũng giảm đi.

Âm nhạc và ngũ tạng

Tiến sĩ Yang Jingduan, người sáng lập Trung tâm Y tế Tích hợp Yang ở Hoa Kỳ, đồng thời là bác sĩ châm cứu và bác sĩ tâm lý học, cho biết âm nhạc mà một người thích nghe không chỉ phản ánh đặc điểm văn hóa, khả năng hiểu biết âm nhạc của người đó mà còn cả đặc điểm sinh lý, trạng thái tâm lý, và tình trạng sức khỏe của họ.

Tiến sĩ Yang giải thích rằng âm nhạc vui tươi và lạc quan tương ứng với trái tim và ruột non, giúp dưỡng tâm. Thể loại âm nhạc này cải thiện hiệu quả học tập và làm việc. Bệnh nhân hay mệt mỏi và trầm cảm cũng phản ứng tốt với âm nhạc vui tươi.

Nhạc không gian tĩnh (stable and ambient music) trong âm Đô trưởng tương ứng với lá lách và dạ dày, cải thiện sự ổn định của chuyển động khí. Ngoài việc giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, âm Đô trưởng có thể làm giảm tình trạng suy nghĩ quá nhiều.

Bên cạnh đó, bất kỳ đoạn nhạc nào trong âm giai Rê trưởng đều tương ứng với phổi và đại tràng của con người. Điệu nhạc này có tác dụng chữa bệnh cho người thường xuyên bị cảm lạnh, ho và dị ứng theo mùa, đồng thời cũng có thể giúp người hay buồn bã giải tỏa cảm xúc và cải thiện tâm trạng.

Trung y công nhận kinh lạc là các đường dẫn năng lượng của con người, kết nối các cơ quan nội tạng với các huyệt đạo trên bề mặt cơ thể. Vì âm nhạc bao gồm các sóng âm thanh có tần số khác nhau nên sóng âm thanh cũng trở thành năng lượng. Các sóng âm thanh khác nhau sẽ cộng hưởng với các hệ thống kinh lạc khác nhau của cơ thể con người.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với thời báo The Epoch Times, Tiến sĩ Yang đã giới thiệu âm nhạc của Shen Yun. Vị bác sĩ cho biết buổi biểu diễn của Shen Yun kết hợp giữa âm nhạc cổ điển Trung Quốc và phương Tây, có khả phục hồi sức khỏe tuyệt vời, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch. Âm nhạc Shen Yun có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch.

Bác sĩ Yang nhận xét: “Năng lượng của âm nhạc đã triển hiện cho khán giả thấy và thúc đẩy sự chuyển động cũng như sự cân bằng năng lượng của cơ thể.”

Vị bác sĩ cho rằng ngay cả việc chữa bệnh lâm sàng của ông cũng không bao giờ sánh được với hiệu ứng âm nhạc kỳ diệu như Shen Yun đã mang đến cho bệnh nhân của ông.

Bác sĩ Yang nói vui: “Được thưởng thức một buổi biểu diễn âm nhạc thi vui hơn là bị châm cứu và cắm kim bạc vào người”.

Đại Hải biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Weber Lee
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Weber Lee là ký giả của The Epoch Times tại Đài Loan, chuyên viết về Y học Tích hợp và các vấn đề thời sự liên quan đến Đài Loan và Trung Quốc.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn