Sống một cách hòa bình với những người hay bắt nạt

Nếu có ai đó luôn luôn giận dữ và làm ảnh hưởng đến bạn thì điều quan trọng nhất là bạn không nên tự đổ lỗi cho bản thân mà nên thực hiện một số cách để điều hòa tình hình.

Câu chuyện của Gillian

Cô Gillian đã nhờ chồng treo rèm cửa; cô đã nhờ anh mấy tuần rồi mà anh ấy không treo nên cô đã phải giục anh ấy rất nhiều lần. Mỗi lần như vậy, anh ấy đều hứa sẽ treo rèm nhưng rồi vẫn không treo. Lần thứ tư cô giục anh thì anh ấy giận dữ trả lời: “Vì Chúa, em định giục anh bao nhiêu lần nữa đây? Anh đã nghe thấy em giục anh đến cả chục lần rồi đấy, anh đã lập kế hoạch treo rồi. Anh không phải con rối của em.”

Gillian im lặng, mặc dù sự im lặng này thật khủng khiếp, nhưng cô không biết phải làm gì khác. Cô cảm thấy bị tê liệt, bị đóng băng, bị mắc kẹt trong trạng thái chống trả-chấp nhận. Ngày hôm sau thì rèm cửa đã được treo lên nhưng chồng cô vẫn chưa nguôi hung hăng.

Trong khi Gillian treo rèm cửa (điều mà cô không thể tự làm được vì bị đau vai), cô cảm thấy tức giận và buồn bã. Cô cũng xấu hổ vì đã để mình bị đối xử như vậy. Cô thất vọng về bản thân vì đã không đủ can đảm để đối phó với cơn giận dữ của chồng.

Câu chuyện của Olivia

Olivia đang cần người chăm sóc cho em bé 8 tuổi. Cô đã liên hệ với nhiều người trông trẻ, nhưng không tìm được ai. Bình thường cô sẽ tự chăm sóc con trai, nhưng cô đang thực sự cần đi gặp một người bạn trong thị trấn. Cô đã nói chuyện này với chồng, anh ấy hồn nhiên nói rằng anh ấy sẽ “giải quyết việc đó.” Anh ấy còn nói thêm là, “Em không phải lo, anh sẽ làm việc đó. Việc gì cần làm thì anh sẽ làm.” Thế nên cô đã cảm ơn anh và không lo gì về việc này nữa.

Đến ngày cần phải đi vào thị trấn rồi mà cô không thấy anh sắp xếp công việc để ở nhà trông con. Anh ấy còn vô cùng tức giận, sau đó lại buộc tội cô là ích kỷ, luôn phải làm chính xác những gì cô muốn làm, yêu cầu anh phải sắp xếp lại lịch trình của mình để phù hợp với cô.

Anh hỏi: “Tại sao lại bắt anh phải thay đổi mọi thứ liên quan đến anh trong khi em thì được làm những gì em muốn?”

Ở nhà của Vince, khi một trong những đứa trẻ làm rơi hoặc làm đổ thứ gì đó hoặc bày bừa bộn đồ chơi ra nhà hoặc đôi khi chúng chỉ tỏ ra ngớ ngẩn một chút hoặc gây ồn ào hay nhõng nhẽo thì vợ anh sẽ bùng nổ. Cô sẽ hét vào mặt đứa trẻ và chồng mình vì đã dung túng cho chúng thì chúng mới có những hành vi xấu như thế này.

Theo cách nói của anh ấy thì, “Cô ấy là một quả lựu đạn luôn sẵn sàng tháo chốt.”

Câu chuyện của Vince

Vince đã cố gắng hết sức để giữ cho bọn trẻ sống theo nề nếp và biết cách giữ im lặng để giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát. Những đứa trẻ cũng phải làm việc chăm chỉ để “không làm cho mẹ nổi giận.” Nhưng tất cả những cố gắng đó không giải quyết được vấn đề gì và bọn trẻ bắt đầu có dấu hiệu bị tổn thương về mặt tinh thần. Cuối cùng thì Vince đã phải đến văn phòng của tôi.

Điểm chung của ba người này là họ đều phải sống chung với một người có tính bắt nạt khi giận dữ: Một người chuyên dùng sự giận dữ của họ để kiểm soát, thao túng người khác và coi đó là một thứ vũ khí khiến bạn phải im lặng và không được phản kháng.

Có rất nhiều người có tính thích bắt nạt người khác. Họ thực hiện hành vi bắt nạt với đủ loại hình dạng, cấp độ, màu sắc, giới tính. Không cần phải tìm hiểu trên Google thì bạn cũng đã biết rằng: nếu bạn có quan hệ với những kẻ chuyên bắt nạt người khác khi giận dữ thì đồng nghĩa với việc bạn luôn sống trong sự sợ hãi, đi trên vỏ trứng và luôn mang trong mình nỗi lo lắng thường trực rằng bất cứ lúc nào bạn cũng có thể sẽ là mục tiêu của cơn giận dữ. Đôi khi bạn biết được nguyên nhân của cơn giận dữ nhưng đôi khi thì cơn giận dữ lại được phát tiết chỉ đơn giản là do tâm trạng của người đó mà thôi. Bạn cũng thường xuyên cảm thấy bực bội trong lòng vì đã bắt buộc phải đóng vai trò là túi đấm của kẻ bắt nạt và hứng trọn cơn giận của họ mà không được phản kháng.

Hậu quả của việc chung sống với người bắt nạt khi giận dữ là rất nặng nề và lâu dài.

Đầu tiên là bạn sẽ phải thường xuyên sống trong trạng thái lo lắng, đôi khi sự lo lắng đó chỉ ở mức thấp nhưng đôi khi lại vượt quá cả ngưỡng chịu đựng của con người. Sự lo lắng này luôn túc trực trong cơ thể bạn và bạn biết rằng, cơn giận dữ có thể bung ra bất cứ lúc nào. Bạn trở nên cực kỳ cảnh giác với bất kỳ thay đổi nhỏ nào trong các biểu hiện, giọng điệu hoặc bất kỳ cử động nào có thể báo hiệu sự khởi đầu của một cuộc xung đột hoặc tức giận. Bạn học cách quan sát để tìm mối nguy hiểm và theo dõi môi trường xung quanh mình để giữ an toàn cho bản thân. Thật không may là sự lo lắng thường trực này đã không dừng lại khi bạn không còn sống chung với người bắt nạt đó nữa mà nó vẫn tiếp tục tồn tại thường trực trong thế giới của bạn, làm tổn hại đến sự tự tin và cảm giác vui vẻ, hạnh phúc của bạn, cuối cùng sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh.

Đồng thời, việc chung sống với những người luôn giận dữ kiểu này sẽ làm bạn đánh mất chính mình, không còn sống thật với con người mình nữa. Bạn sẽ học cách điều khiển cảm xúc, điều chỉnh lời nói và việc làm, trở nên nhũn nhặn hơn để không kích động sự phát tiết cơn giận của người bắt nạt, bạn sẽ trở thành bậc thầy về cách cư xử để giữ hòa bình.

Kết quả là: bạn đã làm mất đi con người thực của mình. Những hành động mang tính đối phó này sẽ không biến mất khi bạn thoát khỏi nguy hiểm mà đôi khi còn trở thành một phần con người của bạn và trở thành một trong những tính cách của bạn nữa.

Bạn cũng thường cảm thấy xấu hổ vì đã không đủ can đảm hoặc sức mạnh để chống lại kẻ bắt nạt mình hoặc tối thiểu là bỏ đi.

Bạn có thể nghĩ rằng: “Mình cần phải sẵn sàng đối đầu với anh ấy hoặc cô ấy hoặc mình phải chấm dứt mối quan hệ này. Nếu anh ấy cứ tiếp tục bắt nạt mình mãi như này thì đó lại là lỗi của mình vì mình đã không dám làm gì để ngăn chặn điều đó”.

Bạn và người bắt nạt hiện đang đồng ý với nhau rằng: Bạn là người có lỗi!

Trên thực tế thì đối với hầu hết mọi người, họ cảm thấy rất sợ trước sự tức giận của người khác đối với mình và thấy rất khó phản kháng hoặc giải quyết vấn đề này.

Khi bạn có quan hệ với những người như thế này, thì sẽ còn một nỗi sợ hãi tiềm ẩn nữa, đó là bạn sợ việc bạn phản đối cơn giận dữ của họ sẽ làm rạn nứt mối quan hệ của đôi bên. Điều này lại sẽ gây ra mối đe dọa khác đối với sự an toàn của bạn. Bất kể là bạn chia nhỏ nó ra hay là bạn “đã quen với nó” thì sự giận dữ của họ vẫn gây ra đau đớn cho bạn, làm ngắt quãng tình cảm đẹp của đôi bên và khó điều chỉnh trở lại tình trạng tình cảm ban đầu.

Vì vậy, bạn có thể làm gì để vừa tự giúp mình đối phó với người hay bắt nạt người khác này mà vẫn giữ được mối quan hệ hiện tại ?

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn nên ngừng xấu hổ và tự đổ lỗi cho bản thân vì đã không bỏ đi khi người đó tức giận và chưa biết cách chặn cơn giận dữ đó lại.

Mặc dù điều quan trọng ở đây là phải giải quyết tất cả các vấn đề gây tổn thương, không an toàn hoặc thiếu tôn trọng trong mối quan hệ với người kia và đặt ra các ranh giới bảo vệ bạn về mặt cảm xúc và thể chất, nhưng cũng còn một điều hết sức quan trọng nữa mà bạn cần phải nhận thức được rằng: các mối quan hệ là rất phức tạp. Tuy vậy, không có điều nào trong những điều nói trên ngụ ý rằng bạn được phép bào chữa cho những hành vi xấu đó. Bởi vì bạn không nên làm như vậy.

Chúng ta phải duy trì các mối quan hệ vì nhiều lý do. Một số lý do trong các lý do đó “không có ý nghĩa.” Bởi vì khi một trong hai người bị rơi vào tình trạng tức giận người khác thì không có nghĩa là bạn không còn yêu và/hoặc không cần đến họ nữa, rằng bạn không thích ở bên họ hoặc hai người chưa từng có những giây phút sống hạnh phúc bên nhau. Nếu ai đó trở thành người bắt nạt trong khi tức giận thì điều đó không có nghĩa là họ không có nhiều điều tuyệt vời khác.

Chúng ta thường có xu hướng nhìn nhận mọi thứ theo quan điểm văn hóa của mình cho dù người đó là tốt hay xấu. Nếu họ là người xấu thì bạn nên rời bỏ họ nếu không thì sẽ sớm bị ảnh hưởng xấu tới cuộc đời của bạn như: bạn sẽ không còn yêu hay tôn trọng bản thân nữa, trở thành người thô bạo, bạn sẽ không còn là người phụ nữ hay là người đàn ông mạnh mẽ nữa….Trong cuộc sống đời thường, các mối quan hệ của con người là không hề đơn giản. Chúng gắn kết, đan xen với nhau và rất mâu thuẫn với nhau.

Một con người có nhiều tính cách khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau thể hiện các tính cách khác nhau. Duy trì mối quan hệ với một người có vấn đề về sự giận dữ vốn dĩ không phải là điều đáng xấu hổ hay đáng trách. Bạn có thể bắt đầu tự giúp mình bằng cách tự nói với mình rằng: đừng quay lưng lại với bạn về điều đó.

Có một số phương thức thực tế có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, có thể kiểm soát được tình hình và giữ được bình tĩnh khi bạn cảm thấy như mình bị mất đi quyền lực, sự kiểm soát và hạnh phúc của mình.

Khi hành động bắt nạt xảy ra đối với con bạn (điều này không bao giờ nên xảy ra) thì bạn nên đưa con mình đi ra chỗ khác bằng cách nói những câu như “Nào, chúng ta hãy về phòng của con để giải quyết việc này nhé” hoặc “Đi với mẹ, mẹ không không muốn con ở gần bố khi bố đang la hét”.

Đưa con bạn thoát khỏi nguy cơ bị tổn hại là hành động thể chất nói “không” với hành vi của kẻ bắt nạt. Chính bạn đang làm gương cho con mình rằng không ai có thể đối xử với các con theo cách này được—kể cả cha mẹ.

Việc bỏ đi này cũng mang lại cho bạn một số quyền kiểm soát trong tình huống có thể khiến bạn cảm thấy mất kiểm soát. Đôi khi, thậm chí hành động đó còn như một hồi chuông cảnh tỉnh cho chính người bắt nạt, nhắc nhở anh ấy rằng anh ấy đang gây ảnh hưởng xấu với con mình và hành động của anh ấy sẽ phải chịu hậu quả.

Đồng thời, điều quan trọng là bạn nên nói chuyện với con bạn về sự giận dữ của người cha. Nếu bạn không nói rõ cho con về hành vi của người bắt nạt thì các con sẽ học cách tự trách mình và nghĩ rằng đó là lỗi của chúng đã làm cho ba tức giận như vậy — và dường như là tại chúng.

Trẻ em có thể tự ép mình trở nên dễ thương để không làm cho ba hoặc má tức giận và trong quá trình tự biến đổi bản thân đó sẽ làm cho con trẻ trở nên lo lắng và chán nản.

Vì vậy, các con tin rằng kiểu giận dữ này là bình thường và cách đối xử với mọi người như thế này là vẫn có thể chấp nhận được. Đáng buồn thay, cuối cùng thì chính các con lại thường tìm kiếm hoặc tự mình bị nhuốm tính cách đó. Bạn cần phải chấm dứt ngay chu kỳ này và bạn có thể làm điều đó bằng cách cắt ngay sự liên minh của bạn với người bắt nạt những đứa trẻ của bạn và làm mất thái độ bình thường hóa sự tức giận mà chúng đang chứng kiến và hấp thụ.

Nói về sự giận dữ của người cha với con bạn cũng là một cách để giải tỏa cơn giận của chúng, nên nói về nguyên nhân của cơn giận dữ của cha và mẹ để các con không tiếp nhập thái độ đó và biến nó thành hành vi của mình. Quan trọng nhất là bạn nên dạy cho con mình rằng cách ứng xử của người bắt nạt là vấn đề của người bắt nạt – đó không phải là do lỗi của các con gây ra, ngay cả khi người bắt nạt nói rằng nguyên nhân là từ phía các con.

“Con đã làm đổ sữa và sữa tràn ra nhà. Sau này con nên cẩn thận hơn thì sẽ tốt hơn cho con, nhưng đôi khi con vẫn có thể được đánh đổ sữa. Má là người lớn mà má vẫn thường xuyên đánh đổ sữa. Nhưng phản ứng của ba đối với việc đánh đổ sữa đó là không ổn lắm. Con không đáng bị la mắng như vậy. Và đây là vấn đề của ba mà chúng ta cần giải quyết. Con không làm cho ba giận dữ nên con không thể ngăn cơn giận dữ đó được – kể cả khi con không bao giờ làm đổ sữa nữa. Đó không phải là lỗi của con”.

Khi bạn bị bắt nạt vì sự giận dữ của ai đó thì bạn nên thực hiện hành động đơn giản là giơ tay lên, lòng bàn tay hướng ra ngoài về phía người bắt nạt, cử chỉ đó sẽ ngụ ý rằng “dừng lại.” Hành động này chính là hướng dẫn trực quan mà không cần nói bất kỳ từ nào (hành động này không thể được thể hiện ra khi bạn quá sợ hãi). Tiếp theo, bạn nên đi ra khỏi phòng, làm việc gì đó để tách khỏi môi trường đó. Đây là một cách để khẳng định rằng, “Tôi sẽ không thể tiếp tục như thế này nữa. Tôi sẽ không chấp nhận để anh tiếp tục làm tổn thương tôi nữa.” Như vậy, việc nói “Không” theo cách thể hiện trực tiếp như này có nghĩa là bạn đã gửi đi thông điệp phản đối của bạn. Phương thức này thường mang lại hiệu quả hơn là bạn cứ loay hoay tự bảo vệ mình trong khi vẫn đang ở trong tình trạng bị cơn giận dữ của người bắt nạt trùm lấy bạn.

Nếu kẻ bắt nạt bạn bị kích động (nhiều người thường bị như thế) khi bạn nhờ họ làm điều gì đó mà họ không muốn làm, như treo rèm cửa chẳng hạn thì có nghĩa là bạn nên bắt đầu tự mình giải quyết những công việc đó. Nếu có đủ tài chính thì bạn nên thuê thợ chuyên nghiệp làm hoặc nhờ bạn bè giúp. Mặc dù bạn vẫn ước mình có một người bạn đời vui vẻ giúp đỡ mình những công việc cần thiết mà không cau có, nhưng bạn sẽ khó có thể tìm được người bạn đời như thế. Và vì vậy, nếu có cách nào đó có tự giúp mình mà không cần sự giúp đỡ của họ, thì đó thường là con đường của hòa bình, kinh nghiệm và trí tuệ.

Khi làm như vậy là bạn đã lựa chọn đúng giữa việc phải bỏ công sức, căng thẳng để hoàn thành nhiệm vụ thay vì phải chịu áp lực của việc sẽ phải sống trong không khí căng thẳng và có thể khiến bản thân gặp nguy hiểm. Nhiều người cho rằng: việc tự mình làm các công việc mà chồng không chịu làm là thất bại. “Tôi không muốn có bạn đời”. Tôi thường nghe nhiều người nói như vậy.

Trên thực tế, việc thuê thợ chuyên nghiệp đến làm hộ là một bước tiến lớn trong việc tự chăm sóc bản thân. Việc này sẽ giúp bạn thoát khỏi cuộc chiến và giải quyết được cuộc đấu tranh đòi quyền giúp đỡ mà không cần phải gây hấn với người bạn đời. Thuê người làm giúp đồng nghĩa với việc bạn chọn sự vui vẻ, bình yên, thanh thản và hạnh phúc những điều thực sự giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Bỏ qua các cuộc tranh cãi và bắt tay vào làm những việc sẽ mang lại cho bản thân những gì bạn thực sự mong muốn – đó là sự bình yên và thanh thản – đây là cách chăm sóc bản thân tốt nhất.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý và thận trọng vì khi bạn bắt đầu chăm sóc bản thân theo cách mới này và tước đi cơ hội bị bắt nạt có nghĩa là bạn đang phá vỡ chu kỳ đồng phụ thuộc đã chi phối mối quan hệ của bạn với chồng từ trước đến giờ. Điều này có thể sẽ khiến người bắt nạt càng tức giận hơn nữa vì bạn đã thoát khỏi sự kìm kẹp của họ và lấy đi quyền kiểm soát của họ với bạn.

Nhưng bạn thì lại đang giải quyết rất tốt tình trạng giận dữ của anh ấy hoặc cô ấy đồng thời bạn cũng vẫn giữ được an toàn cho bản thân.

Nếu bạn gặp phải sự phản ứng hoặc chống đối quyết liệt thì bạn có thể chỉ cần thừa nhận rằng bạn và bạn đời của mình có các mốc thời gian khác nhau, cách thực hiện khác nhau để hoàn thành công việc. Vì vậy, mọi việc sẽ thuận và dễ dàng hơn nếu bạn tự lo liệu mọi thứ theo lịch làm việc và theo phương thức thực hiện của mình. Đây thực sự là một chiến lược khó áp dụng. Về mặt lý thuyết thì chiến lược này nghe có vẻ dễ thực hiện nhưng tôi biết rằng để áp dụng được chiến lược đó vào thực tế thì không hề dễ dàng gì và câu trả lời không phải lúc nào cũng OK. Vì vậy, hãy cố gắng làm tốt nhất có thể và đối xử tốt với chính mình trong quá trình áp dụng chiến lược này. Đây chính là thời điểm bắt đầu và nỗ lực tạo ra sự thay đổi. Mọi người đều phải được tôn trọng.

Nếu cảm thấy có thể được thì bạn cũng nên tâm sự với bạn đời của mình về sự giận dữ của anh ấy. Nhưng bạn chỉ nên nói chuyện với anh ấy khi thấy anh ấy vui vẻ chứ không nên nói về điều này khi anh ấy đang bị kích động hoặc đang đi tìm lý do cho sự bất bình của anh ấy.

Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện đó, bạn nên viết ra một số bằng chứng về những lần bạn cảm thấy bị bắt nạt và hậu quả mà bạn đã phải gánh chịu. Nếu bạn đời của bạn trở nên phòng thủ và tức giận, thì đây không phải là lúc để cố gắng đạt được kết quả như bạn mong muốn. Tuy nhiên, bạn có thể nói với anh ấy hoặc cô ấy rằng những gì đang xảy ra giữa bạn và anh ấy hoặc cô ấy chính xác là những gì bạn đang nói đến và đang cố gắng cải thiện.

Khi có nguy cơ lại lặp lại chính mình (có nguy cơ lại lặp lại việc chịu đựng sự bắt nạt), tôi sẽ tự nhủ bản thân rằng: Sự giận dữ thật đáng sợ và gây khó chịu cho những người xung quanh và chắc chắn là mục tiêu của nó. Việc thường xuyên giận dữ sẽ làm tổn hại đến cảm giác an toàn, an ninh, lòng tự trọng, tính chủ động, tính chân thật, sự thân mật và hạnh phúc của bạn. Sự giận dữ gây ra những thay đổi về thần kinh và thay đổi các chất hóa học trong óc và cơ thể bạn, gây tổn thương hệ thống thần kinh. Điều đó nói rằng, bạn đang phải đối mặt với một số trở ngại thực sự về cảm xúc và thể chất khi cơn giận dữ ập đến, những trở ngại này làm gián đoạn khả năng phản ứng khôn ngoan từ bản thân bạn hoặc phản ứng với tất cả các điều xảy ra.

Cuối cùng, nếu bạn đang có mối quan hệ với người muốn sử dụng sự giận dữ làm vũ khí và nếu bạn thấy không dám phản kháng và im lặng trước sự giận dữ đó thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp của bác sỹ trị liệu hoặc cố vấn cho cả hai vợ chồng. Tốt hơn là nên có thêm một người khác trong phòng để tạo ra cảm giác là đã kiểm soát được không gian nơi thảo luận vấn đề và vấn đề được thảo luận một cách an toàn, kỹ lưỡng và hy vọng sẽ giúp ích được cho hai vợ chồng. Thường xuyên còn hơn là không, bạn không thể làm điều này một mình. Bạn đã không gây ra sự giận dữ của kẻ bắt nạt và bạn không phải tự khắc phục điều đó.

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ đề cập đến một ý nhỏ của chủ đề lớn là: làm thế nào để chăm sóc bản thân khi bạn sống chung với một kẻ bắt nạt trong cơn giận dữ. (Tôi sẽ viết thêm về chủ đề này trong các bài báo tiếp theo.) Quan trọng nhất là khi thử áp dụng các chiến lược này, bạn nên thận trọng, không nên tức giận, vì điều đó sẽ làm tình hình căng thẳng thêm. Hãy giữ vững quan điểm của mình. Bạn đang trong tình huống khó khăn, không nên đầu hàng.

Khánh Nam biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Nancy Colier
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Nancy Colier là nhà trị liệu tâm lý, công sứ của những người có tín ngưỡng khác nhau, diễn giả cộng đồng, nhà dẫn dắt hội thảo, và tác giả của cuốn sách “Can’t Stop Thinking: How to Let Go of Anxiety and Free Yourself from Obsessive Rumination” (Tạm dịch: Không thể ngừng Suy tư: Làm thế nào để buông bỏ lo lắng và Giải thoát bản thân khỏi tin đồn ám ảnh) và cuốn “The Power of Off: The Mindful Way to Stay Sane in a Virtual World.” (Tạm dịch: Sức mạnh của sự buông bỏ: Cách tỉnh táo để giữ vững lý trí trong một thế giới ảo.) Để biết thêm thông tin, xin mời truy cập trang NancyColier.com
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn