Bản tin đặc biệt

Các liệu pháp điều trị sởi đáng ngạc nhiên có thể đã cứu sống nhiều người

Các đợt bùng phát bệnh sởi gần đây đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về vaccine. Nhưng liệu vaccine có giải quyết được vấn đề hay có cách nào hiệu quả hơn để chuẩn bị?

Khi các trường hợp bị bệnh sởi mới nổi đã được báo cáo ở Hoa Kỳ, và châu Âu cũng đang phải đối mặt với đợt bùng phát, các cơ quan y tế trên toàn thế giới đang kêu gọi chích ngừa, thu hút sự chú ý đến căn bệnh truyền nhiễm lâu đời nhưng vẫn chưa được giải quyết này.

Tuy nhiên, khi bệnh sởi càn quét thế giới vào thế kỷ trước, không phải là vaccine đã cứu sống hàng triệu người.

Một căn bệnh cũ và trầm trọng

Hầu như tất cả trẻ em đều bị bệnh sởi trong nửa đầu thế kỷ 20.

Trước những năm 1960, ước tính có khoảng 30 triệu ca nhiễm và 2.6 triệu ca tử vong do bệnh sởi xảy ra hàng năm trên toàn thế giới.

Trẻ nhỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất, như đã thấy vào năm 1906 khi 85% số ca tử vong được báo cáo là trẻ em dưới 5 tuổi. Từ năm 1912 đến năm 1922, trung bình có 6,000 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi ở Hoa Kỳ được báo cáo mỗi năm.

Mặc dù bệnh sởi đã được tuyên bố loại trừ ở Hoa Kỳ vào năm 2000 nhưng các ca bệnh mới vẫn xuất hiện trong những thập niên qua. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ghi nhận 1,274 trường hợp ở 31 tiểu bang vào năm 2019, đạt mức cao nhất về số ca trong thập niên qua.

Bất chấp việc chích ngừa phổ biến rộng rãi trên toàn cầu trong thời đại hiện nay, chỉ riêng năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã báo cáo khoảng 134,200 ca tử vong do bệnh sởi.

Tương tự với SARS-CoV-2

Có niên đại từ thế kỷ thứ 9, bác sĩ người Ba Tư Abū Bakr Muhammad Zakariyyā Rāzī (Rhazes) đã ghi nhận về bệnh sởi. Năm 1757, bác sĩ người Scotland Francis Home xác định rằng bệnh sởi là do một tác nhân truyền nhiễm gây ra, đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc hiểu biết về căn bệnh này.

Soley phát hiện ở người, virus sởi là virus RNA chuỗi âm, tương tự như SARS-CoV-2, nghĩa là vật liệu di truyền của cả hai loại virus cần phải được “lật ngược” trước khi hoạt động.

(Trái) Bệnh sởi, các tế bào đa nhân khổng lồ nhìn thấy qua kính hiển vi của các mẫu sinh thiết, được gọi là tế bào khổng lồ Warthin-Finkeldey. (Ảnh: Kateryna Kon/Shutterstock); (Phải) Ban sởi. (Ảnh: phichet chaiyabin/Shutterstock)
(Trái) Bệnh sởi, các tế bào đa nhân khổng lồ nhìn thấy qua kính hiển vi của các mẫu sinh thiết, được gọi là tế bào khổng lồ Warthin-Finkeldey. (Ảnh: Kateryna Kon/Shutterstock); (Phải) Ban sởi. (Ảnh: phichet chaiyabin/Shutterstock)

Cả hai đều là loại virus có khả năng lây nhiễm cao. Virus sởi có thể gây ra 14 đến 18 trường hợp thứ phát trong số những người dễ bị bệnh, lây lan qua các giọt trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp giữa các cá nhân. Bệnh này dễ lây lan nhất vào bốn ngày trước và bốn ngày sau khi phát ban, điều này khiến virus lây lan nhanh hơn mà mọi người không hề hay biết.

Bệnh sởi có phát ban đặc biệt thường bắt đầu trên mặt và lan xuống bên dưới, bao phủ cổ, thân, cánh tay, cẳng chân và bàn chân. Khi phát ban tiến triển, các đốm đỏ phẳng có thể hợp nhất và người bệnh thường đồng thời bị sốt cao.

Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng ở phổi và hệ thần kinh, dẫn đến cứ 5 bệnh nhân thì có 1 người phải nhập viện. Một số có thể bị tổn thương não.

Sau khi khỏi bệnh sởi tự nhiên thành công, hầu hết mọi người đều phát triển khả năng miễn dịch suốt đời.

Bệnh sởi giảm không phải do vaccine

Chiến dịch chích ngừa toàn cầu năm 1967 được cho là sẽ loại trừ bệnh sởi, nhưng điều đó đã không xảy ra. Năm 1978, Mỹ đặt mục tiêu loại trừ bệnh sởi vào năm 1982 nhưng cũng không thực hiện được.

Các cơ quan y tế thường tuyên bố hiệu quả của vaccine sởi là gần 100%, được đo bằng “tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh” dựa trên sự phát triển của kháng thể vaccine, bất kể tuổi tác.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự hoài nghi về vai trò của vaccine trong việc loại trừ căn bệnh này.

Đầu tiên, tuyên bố về hiệu quả gần 100% chỉ dựa vào các kháng thể do vaccine tạo ra và có thể không phản ánh chính xác tỷ lệ bảo vệ lâm sàng. Việc tính toán chính xác tỷ lệ lây nhiễm tuyệt đối đòi hỏi một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược.

Hơn nữa, các ghi chép lịch sử cho thấy rằng tỷ lệ bị bệnh sởi và tỷ lệ tử vong đã giảm trước khi vaccine được sử dụng rộng rãi.

Biểu đồ sau đây cho thấy tỷ lệ tử vong do bệnh sởi ở Hoa Kỳ từ năm 1900 đến năm 1987. Trước khi vaccine sởi được đưa vào sử dụng vào năm 1963, tỷ lệ tử vong đã giảm từ mức đỉnh điểm tới 98,7%.

Tỷ lệ tử vong do bệnh sởi ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể trước khi bắt buộc chích ngừa. (Ảnh: The Epoch Times)
Tỷ lệ tử vong do bệnh sởi ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể trước khi bắt buộc chích ngừa. (Ảnh: The Epoch Times)

Biểu đồ sau đây cho thấy tỷ lệ tử vong do bệnh sởi ở Anh.

Người Anh bắt đầu ghi lại số liệu thống kê về tỷ lệ tử vong vào năm 1838, sớm hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Tỷ lệ tử vong do bệnh sởi giảm mạnh vào cuối những năm 1800, gần như bằng 0 vào những năm 1950. Năm 1968, nước Anh bắt đầu chích ngừa bệnh sởi, muộn hơn Mỹ 5 năm. Vào thời điểm đó, tỷ lệ tử vong đã giảm mạnh so với mức đỉnh điểm là 99,8%.

Ngay cả khi không có vaccine, đến năm 1960, số ca bị bệnh sởi ở trẻ em được báo cáo ở Anh và xứ Wales chỉ là 2.4% và tỷ lệ tử vong đã giảm xuống còn 0.03%.

Tỷ lệ tử vong do bệnh sởi ở Anh đã giảm trước khi bắt buộc chích ngừa. (Ảnh: The Epoch Times)
Tỷ lệ tử vong do bệnh sởi ở Anh đã giảm trước khi bắt buộc chích ngừa. (Ảnh: The Epoch Times)

Mặc dù tỷ lệ chích vaccine sởi lên tới 88% ở Zimbabwe nhưng dịch sởi vẫn bùng phát liên tục ở quốc gia này. Trong các đợt bùng phát từ năm 1967 đến năm 1989, việc tăng cường chích vaccine sởi không những không làm giảm tỷ lệ tử vong mà còn dẫn đến tỷ lệ mắc sởi cao hơn.

Trong đợt bùng phát bệnh sởi ở Zimbabwe từ năm 1967 đến năm 1989, việc tăng cường chích ngừa vaccine sởi không những không làm giảm tỷ lệ tử vong mà còn dẫn đến tỷ lệ mắc sởi cao hơn. (Ảnh:The Epoch Times)
Trong đợt bùng phát bệnh sởi ở Zimbabwe từ năm 1967 đến năm 1989, việc tăng cường chích ngừa vaccine sởi không những không làm giảm tỷ lệ tử vong mà còn dẫn đến tỷ lệ mắc sởi cao hơn. (Ảnh:The Epoch Times)

Những yếu tố chính nào khiến bệnh sởi giảm đáng kể trước khi bắt đầu chích ngừa?

Vấn đề dinh dưỡng

Theo một đánh giá hồi cứu, từ năm 1867 đến 1872, tại trại trẻ mồ côi Hospice des Enfants Assistes ở Paris, gần một nửa (49%) trẻ em bị bệnh sởi đã qua đời. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do bệnh sởi ở Anh và xứ Wales năm 1960 đã giảm xuống còn khoảng 0.1% ở trẻ em.

(Giữa) Suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính khiến trẻ em tử vong vì bệnh sởi. Một em bé 4 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng nặng nằm trên giường bệnh viện ở Kabul, Afghanistan, ngày 16/07/2002. (Ảnh: Natalie Behring-Chisholm/Getty; (Phải) Những bà mẹ và trẻ em Somali đang chờ nhận thức ăn từ trung tâm cung cấp thực phẩm của UNICEF ở Wajid, một thị trấn ở miền nam Somalia, ngày 13/04/2000. Somalia có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em cao nhất thế giới vì nhiều bệnh, trong đó có bệnh sởi. (Ảnh: ALI MUSA/AFP/Getty Images)
(Trái) Suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính khiến trẻ em tử vong vì bệnh sởi. Một em bé 4 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng nặng nằm trên giường bệnh viện ở Kabul, Afghanistan, ngày 16/07/2002. (Ảnh: Natalie Behring-Chisholm/Getty; (Phải) Những bà mẹ và trẻ em Somali đang chờ nhận thức ăn từ trung tâm cung cấp thực phẩm của UNICEF ở Wajid, một thị trấn ở miền nam Somalia, ngày 13/04/2000. Somalia có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em cao nhất thế giới vì nhiều bệnh, trong đó có bệnh sởi. (Ảnh: Ali Musa/AFP/Getty Images)

Trên toàn cầu, dinh dưỡng và vệ sinh của trẻ em được cải thiện đáng kể trong thế kỷ 20, cùng với khả năng tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thuốc men, dẫn đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm 90% kể từ năm 1900.

Vai trò quan trọng của các yếu tố dinh dưỡng trong việc lây nhiễm và tử vong do sởi đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu khoa học.

Dựa trên các đợt bùng phát bệnh sởi ở Zimbabwe từ năm 1967 đến năm 1989, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ tử vong do bệnh sởi giảm có liên quan đến việc giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nói cách khác, suy dinh dưỡng là một yếu tố dự báo mạnh mẽ và độc lập về tỷ lệ tử vong do bệnh sởi.

Cải thiện dinh dưỡng góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh sởi. (Ảnh: The Epoch Times)
Cải thiện dinh dưỡng góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh sởi. (Ảnh: The Epoch Times)
Các liệu pháp điều trị sởi đáng ngạc nhiên có thể đã cứu sống nhiều người

Suy dinh dưỡng có liên quan đến nguy cơ bị bệnh sởi cao gấp 24.9 lần với triệu chứng sốt và phát ban trên da trong đợt bùng phát ở Yemen từ tháng 02/2018 đến tháng 05/2018.

Mối liên quan tương tự cũng được tìm thấy giữa việc tăng nguy cơ nhiễm sởi và tình trạng thiếu cân trong một nghiên cứu về trẻ em Namibia dưới 5 tuổi từ năm 2005 đến 2014.

Việc thiếu một loại vitamin cụ thể đã có tác động lớn.

Vitamin A cứu mạng

Vitamin A rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm sởi và giảm tỷ lệ tử vong.

Một phân tích gộp năm 2011 dựa trên 43 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, bao gồm 215,633 trẻ em, được thực hiện từ năm 1976 đến năm 2010, cho thấy việc bổ sung vitamin A có liên quan đến việc giảm 50% nguy cơ bệnh sởi.

Một nghiên cứu của Ấn Độ năm 2021 đã báo cáo rằng trong đợt bùng phát bệnh sởi năm 2018, những trẻ em chưa được chích ngừa nhưng được bổ sung vitamin A phòng ngừa đã giảm 77% nguy cơ bị bệnh sởi.

Ngay từ năm 1932, một nghiên cứu ở London trên 600 trẻ em dưới 5 tuổi bị bệnh sởi nhập viện đã được chỉ định điều trị bằng bệnh sởi thông thường hoặc điều trị thông thường cộng với 1 ounce (khoảng 30g) dầu gan cá tuyết dồi dào vitamin A và D.

Những người được điều trị bằng liệu pháp bổ sung dinh dưỡng đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong – từ 8.7% xuống còn 3.7%. Hiệu ứng này đặc biệt rõ rệt ở những trẻ dưới 2 tuổi.

(Ảnh: The Epoch Times)
(Ảnh: The Epoch Times)

Một nghiên cứu ở Tanzania năm 1987 đã tuyển chọn 180 trẻ em bị bệnh sởi, 90% trong số đó bị thiếu vitamin A. Nguy cơ tử vong tương đối giảm đáng kể ở những em được cung cấp vitamin A so với những em chỉ được điều trị thông thường (7% so với 13%).

Sự khác biệt rõ rệt hơn ở trẻ em dưới 2 tuổi và trong các trường hợp bị bệnh viêm thanh quản hoặc viêm phế quản.

Tương tự, một tổng quan của Cochrane năm 2005 cho thấy vitamin A làm giảm tỷ lệ tử vong tới 79% ở trẻ dưới 2 tuổi. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ bị bệnh viêm thanh quản giảm khi dùng hai liều. Không có tác dụng phụ nào được báo cáo.

Hơn nữa, tỷ lệ tử vong ở những người bị bệnh sởi phức tạp đã giảm mạnh hơn.

Trong một nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược, vitamin A được cung cấp cho 60 trẻ nhỏ châu Phi nhập viện bị bệnh sởi biến chứng đã giúp giảm tỷ lệ tử vong vào ngày thứ tám, lúc sáu tuần và lúc sáu tháng lần lượt là 82%, 61%, và 85% tương ứng.

Sự giảm đáng kể các biến chứng thường gặp, được đánh giá bằng điểm số bệnh tật sau khi điều trị bằng vitamin A, đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.

(Ảnh: The Epoch Times)
(Ảnh: The Epoch Times)

Vitamin A làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh sởi

Một nghiên cứu ở Nam Phi năm 1990 được công bố trên Tập san Y học New England đã nghiên cứu 189 trẻ em bị thiếu vitamin A cận lâm sàng ở Cape Town phải nhập viện vì biến chứng nặng của bệnh sởi.

Những người được cung cấp vitamin A hồi phục nhanh hơn sau khi bị viêm phổi và tiêu chảy, ít bị bệnh viêm thanh quản hơn và nằm viện ít ngày hơn so với nhóm dùng giả dược. Nhóm được điều trị bằng vitamin A có nguy cơ tử vong hoặc biến chứng nặng bằng 1/2 so với nhóm đối chứng.

Các liệu pháp điều trị sởi đáng ngạc nhiên có thể đã cứu sống nhiều người

Nhóm được bổ sung vitamin A trong nghiên cứu Phi Châu trước đây cũng cho thấy giảm đáng kể tình trạng tiêu chảy, mụn rộp và nhiễm trùng đường hô hấp, đồng thời tăng cân đáng kể sau sáu tuần.

Một nghiên cứu quan trọng của Clive E. West, đăng trên Tập san Nutrition Reviews (Đánh giá Dinh dưỡng) (tháng 02/2000), nhấn mạnh vai trò quan trọng của vitamin A trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh sởi.

Nghiên cứu của ông West cho thấy rằng việc bổ sung vitamin A làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng nặng và tử vong do bệnh sởi, đặc biệt ở những nhóm dân số suy dinh dưỡng.

Kết luận này thách thức sự phụ thuộc duy nhất vào vaccine và nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược dinh dưỡng trong việc quản lý dịch sởi.

Chính thức được công nhận

Các nghiên cứu khoa học được trích dẫn ở trên kết luận rằng việc điều trị bằng vitamin A góp phần làm giảm tỷ lệ bị bệnh sởi, tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong, đạt được mục tiêu lý tưởng là “vaccine.”

Bức tranh hoàn chỉnh rất phức tạp do sự tương tác giữa bệnh sởi và vitamin A (tức là nhiễm sởi làm tăng nguy cơ thiếu vitamin A).

Theo đó, ở các nước đang phát triển, WHO và UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) khuyến cáo trẻ em bị bệnh sởi nên được bổ sung vitamin A bất kể trẻ có bị thiếu hụt hay không.

Các liệu pháp điều trị sởi đáng ngạc nhiên có thể đã cứu sống nhiều người

Tổng số liều vitamin A được WHO khuyến nghị và đưa ra trong các nghiên cứu trên thường không quá 400,000 IU trong hai ngày liên tiếp, trong vòng năm ngày kể từ khi phát ban.

Theo trang web của WHO, tác dụng của vitamin A trong điều trị bệnh sởi đã được công nhận đầy đủ.

WHO cũng nêu rõ, “Ở những nơi thiếu vitamin A là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, việc bổ sung vitamin A được khuyến nghị ở trẻ sơ sinh và trẻ em từ 6–59 tháng tuổi như một biện pháp can thiệp y tế công cộng nhằm giảm tỷ lệ bị bệnh và tử vong ở trẻ em (khuyến cáo mạnh mẽ).”

Trẻ em ở Hoa Kỳ có thể bị thiếu vitamin A mặc dù tình trạng này không được coi là “vấn đề sức khỏe cộng đồng.”

WHO tuyên bố:

“Có cơ sở khoa học vững chắc về việc điều trị các trường hợp bị bệnh sởi bằng việc bổ sung vitamin A được WHO khuyến nghị như một phần trong việc quản lý tổng hợp bệnh ở trẻ em.”

Một báo cáo chính thức được UNICEF công bố năm 2016 cũng có chung quan điểm. Trang web của họ nêu rõ:

“Các chất bổ sung vitamin A có khả năng cứu sống một đứa trẻ. …Bổ sung vitamin A giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin A làm giảm tỷ lệ bị bệnh tiêu chảy và bệnh sởi ở trẻ em, đồng thời ngăn ngừa mù lòa và mất thính lực. Quan trọng nhất, việc bổ sung vitamin A có thể cải thiện cơ hội sống sót của trẻ từ 12 đến 24%.”

Thật vậy, có vẻ như WHO và UNICEF đã mở rộng chỉ định sử dụng vitamin A cho “tất cả các trường hợp bị bệnh sởi nặng,” không chỉ trẻ em từ các nhóm dân cư được biết là có tình trạng thiếu vitamin A ở các quốc gia ưu tiên.

Cung cấp khả năng miễn dịch tuyến đầu

Đặc điểm nguy hiểm nhất của virus sởi là khả năng phá hủy lớp biểu mô, là tuyến đầu [bảo vệ] của cơ thể chúng ta: hệ thống phòng thủ bẩm sinh; vitamin A sửa chữa phần đặc biệt này của cơ thể chúng ta.

Mô biểu mô là một lớp tế bào phẳng mỏng bảo vệ được tìm thấy trong các cơ quan và mạch máu khác nhau trên khắp cơ thể, bao gồm phổi, ruột, mắt, thận và bàng quang. Khả năng miễn dịch tự nhiên của chúng ta bắt đầu ở bề mặt biểu mô, nơi các tế bào niêm mạc chiến đấu chống lại mầm bệnh xâm nhập.

Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì các mô biểu mô bình thường. Nó rất quan trọng đối với tính toàn vẹn của lớp tế bào niêm mạc, lớp màng nhầy bảo vệ và khả năng bảo vệ chúng ta khỏi virus.

Năm 1925, Wolbach chứng minh rằng sự thiếu hụt vitamin A tan trong chất béo khiến các tế bào biểu mô sản xuất chất nhầy được thay thế bằng các tế bào sản xuất keratin.

Nếu keratin lắng đọng trong các tế bào biểu mô trên bề mặt cơ thể chúng ta sẽ khiến chúng không thấm nước và khô, có khả năng dẫn đến mất chức năng và bệnh tật. Một ví dụ về điều này được coi là “tế bào da chết.”

Hơn nữa, thiếu vitamin A còn làm suy giảm chức năng chống lại virus của các tế bào miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến khả năng miễn dịch của chúng ta.

Đó là lý do tại sao thiếu vitamin A góp phần làm chậm quá trình hồi phục và tỷ lệ biến chứng sau sởi cao.

Virus sởi cũng gây tổn thương các tế bào miễn dịch, gây ức chế miễn dịch thoáng qua. Nhìn chung, sự tương tác giữa bệnh sởi và tình trạng thiếu vitamin A đang dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Hạn chế của vitamin A

Mặc dù việc duy trì đủ lượng vitamin A là điều cần thiết nhưng việc sử dụng quá mức trong thời gian dài hoặc dùng quá nhiều cùng một lúc có thể gây hại.

Ngay cả một liều lượng lớn trên 200,000 microgam (mcg) cũng có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • chóng mặt
  • Mờ mắt

Để chuyển đơn vitamin A từ UI sang mcg, lấy số UI nhân với 0.3. Sử dụng phương pháp chuyển đổi này, 200,000 IU sẽ tương đương với 60,000 mcg.

Mặc dù thừa nhận rằng vitamin A có thể có hiệu quả đối với bệnh sởi nhưng đó không phải là phép lạ đối với tất cả mọi người. Dinh dưỡng thiết yếu vẫn còn quan trọng.

Trong khi một nghiên cứu của Ấn Độ năm 1994 báo cáo tỷ lệ tử vong ở nhóm bổ sung vitamin A giảm đáng kể so với nhóm đối chứng (16% so với 32%), ở trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng hoặc bệnh não, liều vitamin A được khuyến nghị không giúp ích gì.

Cách tự nhiên và an toàn hơn để có được vitamin A là thông qua beta carotene từ thực phẩm hoặc chất bổ sung. Cơ thể chúng ta chuyển đổi hợp chất này thành lượng vitamin A cần thiết mà không phải lo lắng về độc tính.

Lượng vitamin A hàng ngày được khuyến nghị để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt cho người trên 14 tuổi là 900 mcg mỗi ngày đối với nam và 700 mcg đối với nữ. Liều cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú lần lượt là 750 đến 770 mcg hoặc 1,200 đến 1,300mcg mỗi ngày. Lượng khuyến nghị hàng ngày cho trẻ nhỏ là từ 300 đến 600mcg, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của các em.

(Ảnh: The Epoch Times)
(Ảnh: The Epoch Times)

Một món quà từ thiên nhiên

Bằng chứng lịch sử cho thấy rằng vaccine sởi không phải là người hùng mà chúng ta từng nghe nói rằng vaccine này có tác dụng ngăn ngừa bệnh sởi. Chiến lược hiệu quả hơn là tăng sức đề kháng của chúng ta để kiểm soát nhiễm trùng sởi, tỷ lệ tử vong và bệnh tật.

Mặc dù các cơ quan y tế nhấn mạnh đến việc chích ngừa, nhưng điều quan trọng là phải nhận ra sức mạnh của việc củng cố khả năng phòng vệ tự nhiên của chúng ta một cách toàn diện và hiệu quả, một bài học cũng được nêu rõ trong đại dịch COVID-19 khi các liệu pháp điều trị sớm và các biện pháp can thiệp tự nhiên bị bỏ qua và thậm chí bị chế giễu.

Vaccine không phải là phương thuốc thần kỳ. Một cách tiếp cận toàn diện và cân bằng giúp tăng khả năng miễn dịch tự nhiên là rất quan trọng để quản lý và phòng ngừa bệnh tật.

Với bằng chứng thuyết phục về lợi ích của vitamin A trong phòng ngừa và điều trị bệnh sởi, bắt buộc phải tích hợp những hiểu biết này vào các chính sách y tế công cộng, đặc biệt là trong thời gian căn bệnh bùng phát.

Thu Anh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times