Các dấu hiệu cảnh báo lá lách không khỏe mạnh và 6 cách thiết thực bảo vệ lá lách

Hệ miễn dịch kỳ diệu (Phần 7)

Trong loạt bài “Hệ miễn dịch kỳ diệu” này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh thực sự của khả năng miễn dịch, vốn là những cơ quan hoạt động không mệt mỏi để bảo vệ cơ thể. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp những cách thiết thực để bảo vệ những món quà quan trọng mà Thần đã ban cho chúng ta.

Bài trước: Lá lách tuy nhỏ mà thực hiện vô số chức năng quan trọng, nhưng các nghiên cứu gần đây phát hiện rằng COVID-19 có thể hủy hoại lá lách.

Lá lách bảo vệ cơ thể theo nhiều cách, vì vậy chúng ta cần giữ cho lá lách khỏe mạnh. Mặc dù chúng ta có thể sống mà không có lá lách nhưng việc phẫu thuật cắt bỏ lá lách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng lâu dài, khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, đe dọa đến tính mạng.

Một nghiên cứu về các quân nhân không có lá lách

Năm 1977, Viện Ung thư Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia đã tiến hành một nghiên cứu đột phá theo dõi 740 quân nhân Hoa Kỳ bị cắt bỏ lá lách do chấn thương trong Đệ nhị Thế chiến.

Sau 28 năm theo dõi, kết quả cho thấy những quân nhân này có tỷ lệ tử vong do bệnh viêm phổi và bệnh tim cao hơn đáng kể, bất kể tuổi tác hay khoảng thời gian kể từ khi phẫu thuật.

Lá lách rất quan trọng để loại bỏ các vi sinh vật như vi khuẩn hoặc virus và để tạo ra các chất có thể loại bỏ những kẻ xâm lược gây bệnh, do đó giúp ích cho hệ thống phòng thủ của cơ thể.

Cắt bỏ lá lách vì thế có thể làm tăng số lượng tế bào máu bất thường. Vì lá lách cũng chịu trách nhiệm lọc và tái chế các yếu tố đông máu như tiểu cầu, nên việc cắt bỏ lá lách có thể làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu.

Số lượng tiểu cầu của một người có thể duy trì ở mức cao trong một thời gian dài, cuối cùng đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng bám trong động mạch vành và dẫn đến bệnh tim.

Nhiễm trùng nặng sau khi cắt bỏ lá lách là phổ biến

Cắt bỏ lá lách không phải là một phẫu thuật lành tính mà có thể làm tăng nguy cơ tử vong, cũng như bị xẹp phổi, viêm tuyến tụy, tắc nghẽn mạch máu phổi và chảy máu quá nhiều.

Về lâu dài, việc cắt bỏ lá lách khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn đáng kể, bất kể tuổi tác.

Nhiễm trùng có thể nhanh chóng tiến triển từ một bệnh giống như cúm nhẹ sang nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng, ngay cả ở những người được tiêm phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Một nghiên cứu đánh giá cho thấy tỷ lệ tử vong của những người bị nhiễm trùng có thể lên tới mức đáng kinh ngạc là 38% đến 70%, bất chấp việc sử dụng các phương pháp điều trị bao gồm kháng sinh, kháng viêm và huyết tương tươi.

Tỷ lệ nhiễm trùng nặng sau khi cắt lá lách dao động từ 2.5 đến 13.5%.

Nguy cơ nhiễm trùng cao nhất trong hai năm đầu tiên, nhưng có tới 33% bệnh nhân cắt lách hoàn toàn sẽ bị nhiễm trùng trong vòng 10 năm sau khi cắt bỏ.

Mức độ rủi ro của một người phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng y tế.

Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm mệt mỏi, sụt cân, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và đau đầu.

Điều gì gây ra nhiễm trùng nặng sau khi cắt bỏ lá lách?

Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta chống lại nhiễm trùng một cách có kiểm soát.

Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức, các tác nhân truyền nhiễm và hóa chất gây viêm có thể lưu thông khắp cơ thể, gây ra một vòng luẩn quẩn và kết cục chết người: nhiễm trùng huyết.

Nhiễm trùng huyết sau cắt lách có thể do vi khuẩn, virus, nấm, động vật nguyên sinh (ví dụ: ký sinh trùng sốt rét) hoặc vi khuẩn có vỏ bọc, có thêm một lớp bảo vệ chúng.

Hệ miễn dịch của bệnh nhân cắt lách gặp khó khăn hơn trong việc tiêu diệt vi khuẩn có vỏ, thường liên quan đến nhiễm trùng nặng ở nhóm đối tượng này.

Vi khuẩn có vỏ gây bệnh nguy hiểm nhất trên nhóm người này là Streptococcus pneumoniae, nhưng Haemophilus influenzae và Neisseria meningitidis cũng không kém. Bởi vì những sinh vật này được bao bọc trong các lớp vỏ, chúng có thể tồn tại khi lá lách không giúp tạo ra các phân tử liên kết tế bào (ví dụ: chất bổ sung và kháng thể) hoặc khi thiếu vắng các đại thực bào trong lá lách không thể loại bỏ chúng một cách hiệu quả.

Các dấu hiệu cảnh báo lá lách không khỏe mạnh và 6 cách thiết thực bảo vệ lá lách
Giải phẫu một vi khuẩn có vỏ. (Ảnh: The Epoch Times)

Siêu vũ khí của lá lách là tiêu diệt vi trùng có vỏ bao

Vi khuẩn gây bệnh có thể là những con quỷ nhỏ xảo quyệt, đặc biệt là những vi khuẩn có vỏ bao. Cơ thể chúng ta sẽ dựa vào một số vũ khí cực kỳ thông minh, siêu mạnh để hạ gục loại vi trùng này.

Bên trong lá lách nhỏ bé nhưng mạnh mẽ này, các đại thực bào chiến đấu để quét sạch những kẻ xâm lược là vi khuẩn. Với sự trợ giúp của các chất bổ sung và kháng thể (hai loại protein do lá lách sản xuất), các đại thực bào này có thể tóm lấy vi khuẩn có vỏ bao và ngấu nghiến chúng như một nắm kẹo.

Các chất bổ sung do lá lách sản xuất có thể tạo thành một nhóm được gọi là phức hợp tấn công màng (MAC). MAC phá vỡ màng vi khuẩn trong một quá trình gọi là ly giải, phá vỡ sự cân bằng bên trong vi khuẩn và cuối cùng giết chết vi khuẩn.

Các dấu hiệu cảnh báo lá lách không khỏe mạnh và 6 cách thiết thực bảo vệ lá lách
Lá lách tiêu diệt vi khuẩn có vỏ bao như thế nào. (Ảnh: The Epoch Times)

Nếu không có các chất bổ sung và kháng thể này, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ bị hạn chế nghiêm trọng về khả năng chống lại các mầm bệnh được bảo vệ này.

Lá lách cũng là một trung tâm chính để sản xuất các kháng thể cụ thể liên kết với mầm bệnh và đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng.

Mất đi lá lách đồng nghĩa với việc mất đi trung tâm chỉ huy quan trọng đối với hệ miễn dịch và quá trình tái tạo máu. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để bảo vệ và giữ lá lách của mình bất cứ khi nào có thể.

Không có lá lách, hệ miễn dịch yếu hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn. Điều này có nghĩa là mỗi lần nhiễm trùng bệnh nhân cần được điều trị đặc biệt và kỹ lưỡng hơn.

Phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với nhiễm trùng sau khi cắt bỏ lá lách là sử dụng ngay kháng sinh phổ rộng chích tĩnh mạch, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong từ 70% xuống khoảng 10 đến 40%.

Hãy chú ý đến một lá lách bất thường

Nếu bác sĩ có thể sờ thấy lá lách của bạn khi khám, điều đó thường có nghĩa là lá lách đã bị to ra và không khỏe mạnh.

Lá lách to ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số Hoa Kỳ. Lá lách to làm tăng nguy cơ vỡ lá lách, có thể đe dọa tính mạng.

Các nguyên nhân có thể gây ra lách to bao gồm:

  • Chấn thương
  • Suy tim
  • Xơ gan
  • Ung thư máu
  • Bệnh ung thư
  • Nhiễm trùng
  • Các bệnh tự miễn như lupus và viêm khớp dạng thấp
  • Nhiễm COVID-19 và chích ngừa COVID-19
  • Áp xe
  • Uống rượu quá nhiều
  • Gan nhiễm mỡ

6 cách thiết thực để bảo vệ lá lách

1. Luôn thắt dây an toàn

Nguy cơ cao nhất đối với lá lách của bạn là chấn thương do chấn thương bên ngoài. Hãy thắt dây an toàn trước khi lái xe hoặc ngồi trong xe hơi, vì tai nạn xe hơi có thể sẽ làm tổn thương lá lách và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

2. Ăn uống lành mạnh với nhiều đậu hơn

Cách ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến tình trạng viêm mạn tính, có thể phá vỡ chức năng bình thường của lá lách.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng việc cho chuột ăn nhiều chất béo và thêm đường trong 12 tuần dẫn đến béo phì, lượng đường trong máu cao, tăng các dấu hiệu viêm nhiễm và lá lách lớn hơn 50% so với những con chuột được cho ăn thực đơn ăn tiêu chuẩn.

Sau 12 tuần, kích thước lá lách đã giảm nhờ tập thể dục và điều trị bằng genistein, là một hợp chất tự nhiên hầu như chỉ có trong các loại đậu, bao gồm đậu nành, đậu lupin và đậu fava.

Bên cạnh đó, nhai thức ăn chậm rãi sẽ tối ưu quá trình tiêu hóa và giảm gánh nặng cho lá lách.

3. Dùng các loại thảo dược bổ dưỡng lá lách

Trái nhân sâm Hàn Quốc (Korean ginseng berries) được phát hiện có khả năng trợ giúp cho hệ miễn dịch và cải thiện chức năng lá lách.

Trong một nghiên cứu năm 2021, chất chiết xuất từ trái nhân sâm Hàn Quốc đã được dùng cho những con chuột có hệ miễn dịch yếu. Các chất chiết xuất đã cải thiện chức năng của các tế bào tiêu diệt tự nhiên và tăng sản xuất tế bào lympho trong lá lách.

Các gen liên quan đến miễn dịch cũng hoạt động tích cực hơn. Những hiệu ứng này phụ thuộc vào lượng chiết xuất được đưa ra.

Một đánh giá lâu dài về hồng sâm Hàn Quốc, vốn có chứa các chất chiết xuất này, cho thấy hồng sâm Hàn Quốc an toàn và giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch và giảm nhiễm virus.

Nhân sâm được coi là một loại thảo dược đầy hứa hẹn để điều trị các bệnh nhiễm virus, bao gồm cả COVID-19. Nhân sâm được báo cáo là tăng cường khả năng miễn dịch chống virus, đồng thời tăng cường chức năng của đại thực bào và tế bào tiêu diệt tự nhiên.

Các loại thảo mộc khác có thể giúp cải thiện lá lách và chức năng miễn dịch bao gồm cam thảo và củ mài.

4. Tăng vận động để tăng lưu lượng bạch huyết

Chất lỏng bạch huyết của chúng ta có thể tự di chuyển trong cơ thể, nhưng hệ thống dẫn lưu bạch huyết sẽ hoạt động tốt hơn khi chúng ta vận động nhiều hơn, bao gồm tập thể dục thường xuyên. Những hoạt động này có thể giúp lá lách lọc và biến đổi các hạt trong chất lỏng bạch huyết của chúng ta.

Tất cả các phương pháp được mô tả trong Phần 4Phần 5 của loạt bài này sẽ giúp lá lách của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn.

5. Giảm căng thẳng và ưu tiên thả lỏng cơ thể

Bạn đang cảm thấy căng thẳng? Các chức năng bạch huyết, miễn dịch và lá lách của bạn đều dễ bị tổn thương trước tác động của căng thẳng.

Bộ não giao tiếp với các cơ quan. Khi bộ não cảm nhận được rằng cơ thể đang trong một tình huống bị đe dọa thì các hormone sẽ được tiết ra có thể làm giảm khả năng tự bảo vệ của hệ miễn dịch.

Căng thẳng nói chung là một phản ứng bên trong đối với các sự kiện bên ngoài, chẳng hạn như tranh cãi hoặc áp lực công việc. Trạng thái này sẽ biến mất khi nhận thức của chúng ta thay đổi hoặc tác nhân gây căng thẳng được giải quyết. Căng thẳng có thể là tích cực hoặc tiêu cực.

Lo lắng thường là một phản ứng đối với căng thẳng, thường liên quan đến cảm giác sợ hãi dai dẳng có thể cản trở cuộc sống của bạn. Ngay cả khi không có chuyện gì xảy ra, lo lắng vẫn có thể tồn tại dai dẳng.

Nghiên cứu miễn dịch tâm lý thần kinh hiện đại đã chứng minh rằng căng thẳng mạn tính có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và gián tiếp can thiệp vào chức năng của lá lách, gây viêm nhiễm, hội chứng ruột kích thích, loét, v.v.

Các nghiên cứu cho thấy căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến lo lắng. Ảnh hưởng của lo lắng đối với chức năng của lá lách cũng có thể tác động tới các yếu tố thần kinh và nội tiết.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể chống lại căng thẳng ở độ cao? Câu trả lời là ưu tiên thả lỏng cơ thể. Hãy thử thực hiện các bài tập thả lỏng như yoga và khí công, dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên, tắm nước ấm hoặc sử dụng các loại thảo dược.

6. Tránh suy nghĩ quá nhiều

Trạng thái lưỡng lự có thể không lành mạnh vì nó gây khó khăn cho việc tập trung vào các nhiệm vụ đòi hỏi chức năng điều hành. Một lý do cho điều này có thể là chúng ta tiết kiệm năng lượng khi không chắc chắn về mọi thứ. Tính cách lưỡng lự, không quả quyết đã được chứng minh là làm giảm hiệu suất giải quyết các công việc thậm chí nhiều hơn so với khi chúng ta đang suy nghĩ tiêu cực một cách chắc chắn.

Trong Trung y, lá lách được liên kết với “thổ.” Khi lo lắng quá nhiều thì chúng ta đang “lên mây.” Trở nên thư thái và lý trí có thể giúp chúng ta cảm thấy vững vàng hơn, điều này có thể giúp giảm căng thẳng và giữ cho lá lách khỏe mạnh hơn.

Khi bạn chăm sóc bản thân bằng cách thả lỏng, giữ vững quan điểm của bản thân, tránh suy nghĩ quá nhiều và cố gắng quyết đoán hơn, bạn sẽ trợ giúp cho hệ miễn dịch và lá lách khỏe mạnh.

Các dấu hiệu cảnh báo lá lách không khỏe mạnh và 6 cách thiết thực bảo vệ lá lách
Lá lách tương ứng hành Thổ trong Trung y. (Ảnh: The Epoch Times)

Lá lách là một cơ quan quan trọng, vì vậy mất hoặc tổn thương lá lách có thể tàn phá sức khỏe của chúng ta. Hãy chủ động bảo vệ lá lách bằng cách thực hiện những cách thiết thực này, giúp lá lách thực hiện tốt những chức năng kỳ diệu của nó và mang lại lợi ích sức khỏe cho chúng ta suốt đời.

Bài tiếp theo: Dù teo nhỏ nhưng không vô dụng: Tuyến ức vẫn cần thiết cho sức khỏe lâu dài

Một trong những cơ quan miễn dịch bí ẩn nhất trong hệ bạch huyết của chúng ta, tuyến ức cũng đóng một chức năng quan trọng trong hệ nội tiết bằng cách tạo ra và tiết ra các hormone.

Công Thành biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Makai Allbert
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Makai Allbert là một cây bút chuyên viết về sức khỏe ở New York. Anh có bằng cử nhân khoa học y sinh và hiện đang theo học thạc sĩ nhân văn. Bị lôi cuốn bởi sự phức tạp của sức khỏe con người, anh Allbert chuẩn bị tham gia chương trình thạc sĩ về sinh học tính toán của Đại học Cornell vào mùa thu năm 2024. Kết nối với anh Allbert tại [email protected].
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn