Giải độc siêu việt: Mở khóa khả năng chữa bệnh bí mật của hệ bạch huyết

Hệ miễn dịch kỳ diệu (Phần 4)

Trong loạt bài “Hệ miễn dịch kỳ diệu” này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh thực sự của khả năng miễn dịch, vốn là những cơ quan hoạt động không mệt mỏi để bảo vệ cơ thể. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp những cách thiết thực để bảo vệ những món quà quan trọng mà Thần đã ban cho chúng ta.

Bài trước: Mặc dù việc cắt bỏ amidan có thể làm giảm nguy cơ ung thư amidan và giảm các triệu chứng cụ thể nhưng các nhà khoa học đã có những phát hiện bất ngờ …

Hệ bạch huyết là “cơ quan điều hành mạng lưới miễn dịch” của chúng ta, được thiết kế để ngăn độc tố bên trong và bên ngoài cũng như những kẻ xâm lược ra khỏi cơ thể. Hệ bạch huyết thực sự là sự phản ánh thiết kế kỳ diệu của Thần, hoàn mỹ cả về cấu trúc lẫn chức năng.

Giải độc siêu việt: Mở khóa khả năng chữa bệnh bí mật của hệ bạch huyết
Hệ miễn dịch kỳ diệu. (Ảnh: The Epoch Times)

Hệ bạch huyết lưu thông một chất lỏng trong suốt gọi là bạch huyết thông qua mạng lưới mạch rộng và phức tạp khắp cơ thể, từ đó loại bỏ chất thải, chất độc và các hạt lạ, bao gồm cả virus.

Hệ bạch huyết là một hệ thống tái chế, dọn dẹp và bảo vệ hệ miễn dịch. Hệ bạch huyết hoạt động chặt chẽ với hệ tim mạch và trông tương tự với mạng lưới các tĩnh mạch vận chuyển chất lỏng. Hai hệ thống này được giao các nhiệm vụ khác nhau và hoạt động song song với nhau. Nhưng trong khi máu có tim để bơm đi khắp cơ thể thì bạch huyết lại dựa vào một cơ chế rất khác để lưu thông.

Nguồn gốc của bạch huyết

Bạch huyết bắt nguồn từ máu.

Khi máu lưu thông khắp cơ thể chúng ta, máu vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy qua nhiều mạch máu nhỏ gọi là mao mạch.

Các mao mạch đưa chất dinh dưỡng và máu vào khoảng trống giữa các tế bào, chiếm 1/6 tổng thể tích cơ thể.

Các mao mạch cũng tái hấp thu các thành phần nhỏ từ những không gian này. Tuy nhiên, các hạt lớn như protein và phức hợp lipid-protein không thể tái hấp thu vào mao mạch sẽ được hấp thụ vào mạch bạch huyết, tạo thành “bạch huyết.”

Giải độc siêu việt: Mở khóa khả năng chữa bệnh bí mật của hệ bạch huyết
Hấp thu bạch huyết từ mao mạch máu. (Ảnh: The Epoch Times)

Các thành phần khác, như chất độc và virus, thường quá lớn để được tái hấp thu vào máu và do đó được hệ bạch huyết hấp thụ.

Tái chế chất dinh dưỡng và chất lỏng

Hệ bạch huyết cũng hấp thụ chất lỏng dư thừa giữa các tế bào và tái chế trở lại máu, sau đó tái tuần hoàn. Một người trung bình có thể tích máu là năm lít, với lưu lượng bạch huyết khoảng hai đến ba lít mỗi ngày, tái chế tới một nửa lượng máu.

Nếu không có dòng bạch huyết thì một người khỏe mạnh sẽ chết trong vòng 24 giờ. Và khi một người bị chảy máu nặng thì lưu lượng mạch bạch huyết của họ tăng lên, bằng chứng về vai trò năng động của hệ bạch huyết trong việc duy trì lượng máu.

Mặc dù trong suốt nhưng bạch huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm protein và chất béo.

Bạch huyết chảy qua ruột trực tiếp hấp thụ các phân tử chất béo lớn và đóng vai trò chính trong chuỗi cung cấp chất béo dinh dưỡng cho cơ thể. Hệ bạch huyết cũng giúp loại bỏ chất béo khỏi cơ thể.

Chức năng dọn dẹp và làm sạch

Bạch huyết (lymph) có nghĩa là “nước suối” trong tiếng Hy Lạp cổ xưa, gợi ý về chức năng làm sạch các tế bào và các cơ quan trong cơ thể.

Hệ bạch huyết loại bỏ các chất quá lớn để các mao mạch hấp thụ, bao gồm các tế bào ung thư bị hư hỏng hoặc mảnh vụn tế bào và các chất liên quan đến bệnh tật khác từ không gian tế bào, như vi khuẩn, virus, các yếu tố gây viêm, độc tố và vaccine.

Cơ thể chúng ta thường xuyên tiếp xúc với vô số chất gây ô nhiễm: hơn 82,000 chất độc khác nhau, các sản phẩm dựa trên hóa chất, thực phẩm chế biến và chất thải tự nhiên mà tế bào của chúng ta tạo ra hàng ngày.

Chất lỏng, vi trùng và virus có thể xâm nhập vào các mạch bạch huyết nhưng không thể rời đi theo ý muốn.

Tất cả các chất độc và kẻ xâm lược đã được thu thập sẽ được vận chuyển đến các hạch bạch huyết để làm sạch.

Nhưng các hạch bạch huyết không chỉ loại bỏ các chất không mong muốn; mà còn đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch.

Giải độc siêu việt: Mở khóa khả năng chữa bệnh bí mật của hệ bạch huyết
Các mạch bạch huyết được thiết kế hoàn hảo để chỉ cho phép luồng lưu thông một chiều. Trong bình có các van chỉ mở theo một hướng. (Ảnh: The Epoch Times)

Pháo đài được đặt ở vị trí chiến lược: Các hạch bạch huyết

Bởi vì hệ bạch huyết đang loại bỏ các chất không mong muốn nên được đặt ở vị trí hoàn hảo để phát hiện và phản ứng với bất kỳ virus và vi khuẩn gây bệnh nào. Hệ bạch huyết có thể phản ứng bằng cách tạo ra các kháng thể và tế bào miễn dịch trưởng thành để giúp chúng ta chống lại vi trùng hoặc virus xâm nhập.

Tại mỗi vị trí quan trọng của cơ thể, các khối nhỏ hình hạt đậu đóng vai trò là trung tâm miễn dịch được gọi là hạch bạch huyết. Chúng lọc tất cả các chất lỏng bạch huyết. Sau đó, các tế bào miễn dịch bên trong các nút nhấn chìm và tiêu diệt các vật liệu gây bệnh được lọc ra, bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm.

Một số hạch bạch huyết tập trung dưới da, đặc biệt là quanh cổ, nách và bẹn. Những hạch bạch huyết khác nằm ở sâu bên trong cơ thể, xung quanh các cơ quan quan trọng.

Giải độc siêu việt: Mở khóa khả năng chữa bệnh bí mật của hệ bạch huyết
Hệ bạch huyết là cơ quan điều hành mạng lưới miễn dịch. (Ảnh: The Epoch Times)

Có khoảng 800 hạch bạch huyết đóng vai trò điều hòa tình trạng của các tế bào và mô ở cấp độ vi mô.

Một người khỏe mạnh có hệ bạch huyết khỏe mạnh, với dòng dịch bạch huyết chảy liên tục, có thể loại bỏ các tế bào ung thư, virus, chất độc, v.v… khỏi các mô và tế bào, ngăn ngừa vòng luẩn quẩn của bệnh tật.

Ngay cả căn bệnh nhỏ cũng có thể được giải quyết hiệu quả nhờ khả năng tự phục hồi mạnh mẽ của hệ bạch huyết, tránh những hậu quả khó điều trị hơn.

Mô bạch huyết chuyên biệt trong ruột

Mọi thứ mà chúng ta nuốt vào cuối cùng cũng đi đến ruột non.

Theo đó, một loại mô bạch huyết màng nhầy được thiết kế đặc biệt, được gọi là các mảng Peyer, giống như các hạch bạch huyết, lót ở ruột non.

Mô bạch huyết này thường xuyên lấy mẫu vật chất trong ruột non, nhận biết và tiêu diệt các mầm bệnh tiềm ẩn, đồng thời giữ cho hệ vi khuẩn đường ruột ở mức thích hợp, ngăn ngừa phần lớn các bệnh nhiễm trùng.

Dấu hiệu của hệ bạch huyết bị suy yếu

Khi hạch bạch huyết trở nên to ra hoặc có màu đỏ thì nguyên nhân thường là do sự tích tụ chất độc, virus hoặc mầm bệnh khác.

Do thiết kế thụ động một chiều nên các mạch cũng có thể bị tắc.

Hệ bạch huyết bị tắc nghẽn có thể dẫn đến sự tích tụ nhiều chất độc hoặc chất thải trao đổi chất trong không gian giữa các tế bào, về cơ bản bao quanh các tế bào là rác thải.

Nghiên cứu mới tiết lộ rằng hệ mạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong nhiều tình trạng sức khỏe. Khiếm khuyết trong cấu trúc hoặc chức năng của hệ bạch huyết đã được xác định trong các bệnh:

  • Béo phì
  • Xơ vữa động mạch
  • Đau tim
  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh Parkinson
  • Đột quỵ
  • Chấn thương
  • Khối u
  • Tăng nhãn áp
  • Bệnh viêm ruột

Ngay cả những thay đổi nhỏ về chức năng hệ bạch huyết cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.

Dấu hiệu của hệ bạch huyết rối loạn chức năng bao gồm:

  • Sương mù não, suy giảm nhận thức
  • Mệt mỏi mãn tính
  • Buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy
  • Thừa cân
  • Sưng khớp, đau và mệt mỏi

Những cách đơn giản gia tăng lưu lượng bạch huyết

Hệ bạch huyết một chiều không có cơ chế bơm chủ động và cần các chuyển động thụ động và tích cực [từ bên ngoài] để làm cho dòng bạch huyết chảy đi. Chúng bao gồm hơi thở, hoạt động của ruột, vận động cơ thể và co cơ. Tất cả những thứ này sẽ ra đè ép lên thành của mạch bạch huyết, tạo ra dòng chảy bạch huyết và đẩy chất độc ra khỏi cơ thể.

Nếu bạn có các dấu hiệu của hệ bạch huyết bị tắc thì hãy giải độc cơ thể bằng cách gia tăng lưu lượng bạch huyết thông qua các phương pháp sau.

Ngủ

Ngủ đủ giấc rất quan trọng. Một nghiên cứu được công bố trên tập san Khoa học (Science) cho thấy trong khi ngủ, hệ bạch huyết ở não sẽ loại bỏ các chất độc thần kinh (ví dụ: beta-amyloid, có liên quan đến bệnh Alzheimer) khỏi não và dịch tủy sống.

Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc để quá trình dẫn lưu chất xám này diễn ra trọn vẹn.

Tập thể dục

Dòng chảy bạch huyết trở nên rất tích cực trong khi tập thể dục vì các cơn co thắt cơ xung quanh và chuyển động của cơ thể. Điều này tạo áp lực để lưu thông, thường làm tăng lưu lượng bạch huyết từ 10 đến 30 lần.

Thở sâu

Bạch huyết được đưa trở lại hệ thống máu thông qua một ống dẫn ở phần trên của ngực. Thở sâu thúc đẩy quá trình này vì thở tạo ra lực hút.

Một nghiên cứu cho thấy các bài tập cánh tay nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sâu có thể cải thiện đáng kể tình trạng tắc nghẽn bạch huyết ở cánh tay.

Thực phẩm lành mạnh

Ăn thực phẩm lành mạnh, tự nhiên, nguyên chất và tránh thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản sẽ giảm gánh nặng thải độc cơ thể cho hệ bạch huyết.

Nghiên cứu cho thấy thực đơn chất béo làm suy yếu chức năng bạch huyết.

Một nghiên cứu khác cho thấy uống nước có thể làm tăng lưu lượng bạch huyết để thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột.

Các loại rau xanh có chứa chất diệp lục chống oxy hóa và gừng, trái cây họ cam quýt, hạt lanh và tỏi có thể giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn bạch huyết.

Uống đủ nước

Mất nước có thể khiến bạch huyết trở nên ít chất lỏng hơn, dẫn đến tắc nghẽn và đào thải độc tố chậm hơn.

Việc uống đủ nước là rất quan trọng để duy trì dòng chảy bạch huyết khỏe mạnh. Cơ thể càng đủ nước thì hệ bạch huyết có thể loại bỏ độc tố càng tốt.

Bài tiếp theo: Xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc bằng cách bồi bổ hệ bạch huyết và giải độc sau chích vaccine ngừa COVID-19

Hệ bạch huyết không chỉ là lá chắn bảo vệ không thể thiếu mà còn có thể là con đường ngầm để chất độc phát tán khắp cơ thể. Hệ bạch huyết có thể là con đường lây lan của vắc-xin COVID-19, có liên quan đến các biến cố nghiêm trọng đe dọa tính mạng ở não và tim.

Công Thành biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Makai Allbert
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Makai Allbert là một cây bút chuyên viết về sức khỏe ở New York. Anh có bằng cử nhân khoa học y sinh và hiện đang theo học thạc sĩ nhân văn. Bị lôi cuốn bởi sự phức tạp của sức khỏe con người, anh Allbert chuẩn bị tham gia chương trình thạc sĩ về sinh học tính toán của Đại học Cornell vào mùa thu năm 2024. Kết nối với anh Allbert tại [email protected].
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn