Bản tin đặc biệt

Nguyên nhân gây ho thực sự và vài cách giảm ho

Ho là phản xạ bảo vệ đường hô hấp nhưng đôi khi ho có thể kéo dài sau một đợt bệnh. Bài viết này giới thiệu vài cách thoát khỏi chứng ho dai dẳng.

Mặc dù triệu chứng ho không phải là một căn bệnh nhưng nó được nhiều người công nhận là một triệu chứng khó trị. Tại sao đôi khi chúng ta ho dai dẳng?

Ho là phản xạ làm sạch cơ thể

Ho là phản xạ tự nhiên và có tác dụng bảo vệ đường hô hấp cho chúng ta.

Đường hô hấp có nhiều đầu dây thần kinh, một số trong số đó được gọi là cơ quan thụ cảm ho, nằm ở cổ họng, dây thanh âm và đường hô hấp trên của phổi. Các cơ quan thụ cảm này phản ứng với các vật la; kích hoạt phản xạ ho để tống chất nhầy hoặc dị vật ra ngoài.

Khi ho, chúng ta thường thở sâu để đưa không khí vào phổi. Sau đó, thanh môn đóng lại, che phủ đường thở, đồng thời các cơ ở ngực và bụng co bóp mạnh. Tại thời điểm này, không khí bị mắc kẹt trong đường thở không thể thoát ra ngoài, dẫn đến áp lực trong lồng ngực đáng kể, thường vượt quá 300 mm thủy ngân (mm/Hg). Cuối cùng, thanh môn đột ngột mở ra, khiến không khí lao ra ngoài với tốc độ lên tới 50 dặm một giờ, mang theo chất nhầy và các hạt lạ ra khỏi đường thở. Khi ho mạnh, không khí thoát ra gần đạt tốc độ âm thanh.

Các quá trình xảy ra trong cơ thể bạn khi ho. (Minh họa của The Epoch Times, Shutterstock)
Các quá trình xảy ra trong cơ thể bạn khi ho. (Minh họa của The Epoch Times, Shutterstock)

Nhiễm virus hoặc vi khuẩn, độc tố hóa học, viêm, dị ứng, chất nhầy trong mũi và acid dạ dày đều có thể kích thích cơ quan thụ cảm ho. Hơn nữa, ngoài đường hô hấp, nhiều cơ quan cảm giác khác nhau nằm ở tai, mũi, dạ dày, màng phổi, màng ngoài tim và các khu vực khác, tất cả đều có khả năng kích hoạt phản xạ ho.

Ho cấp tính thường tự khỏi

Ho được phân thành một trong ba loại dựa trên thời gian của các triệu chứng: ho cấp tính (kéo dài dưới ba tuần), ho bán cấp (kéo dài từ ba đến tám tuần) và ho mạn tính (kéo dài hơn tám tuần).

Ho cấp tính thường gặp, và thường xảy ra sau khi bị nhiễm virus đường hô hấp trên, bao gồm cảm lạnh thông thường, cúm và COVID-19. Tình trạng viêm ở đường hô hấp sẽ kích hoạt các thụ thể cảm giác, từ đó gây ra ho.

Trên hầu hết bệnh nhân này, ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng và nhằm loại bỏ chất tiết ra ngoài. Các triệu chứng như vậy thường hết trong một khoảng thời gian nhất định.

Ho bán cấp cũng chủ yếu do nhiễm virus đường hô hấp trên. Loại ho này thường tự khỏi, với dữ liệu lâm sàng chỉ ra rằng điều trị bằng thuốc thường không mang lại lợi ích đáng kể.

Tuy nhiên, cần quan sát đặc điểm của chất tiết tiết ra khi ho là rất quan trọng. Nếu những chất tiết này đục thay vì trong, cần phải kiểm tra thêm để xác định xem có nhiễm trùng do vi khuẩn hay không, chẳng hạn như viêm phế quản do vi khuẩn hoặc viêm xoang do vi khuẩn, cả hai đều cần điều trị bằng kháng sinh.

Bệnh nhân ho gà cũng có những cơn ho cấp tính. Ho gà do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Ngay cả những người trưởng thành đã được chích nhiều liều vaccine ho gà cũng có thể bị bệnh.

Nguyên nhân gây ho thực sự và vài cách giảm ho

Kiểm soát cơn ho cấp tính

Nhiều người thường chuyển sang dùng thuốc giảm ho khi cơn họ làm cho họ khó chịu, nhưng nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng những loại thuốc này ít có tác dụng đối với cơn ho do nhiễm virus.

Năm 2018, The British Journal of General Practice (Tập san Thực hành Tổng hợp của Anh) đã công bố một phân tích gộp gồm 724 trường hợp bệnh nhân bị ho bán cấp sau khi nhiễm virus trong sáu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Các phát hiện kết luận rằng không có liệu pháp điều trị nào chứng minh được lợi ích rõ ràng về việc giảm ho hoặc hết ho sau 14 và 28 ngày.

Cần lưu ý đến vai trò của việc bổ sung vitamin D, và kẽm vì hai chất này rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch.

Phương pháp giảm ho bằng cách cho thuốc hít có chứa tinh dầu bạc hà vào nước sôi và hít hơi nước bốc lên từ đó cũng có hiệu quả.

Hít hơi nước từ tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm ho. (Ảnh: Lesterman/Shutterstock)
Hít hơi nước từ tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm ho. (Ảnh: Lesterman/Shutterstock)

Menthol tác động lên các dây thần kinh cảm giác trong khoang miệng và đường hô hấp, tạo ra cảm giác mát lạnh. Nhiều loại syrup ho và viên ngậm có chứa tinh dầu bạc hà như một chất tạo hương vị hoặc hoạt chất. Đáng chú ý, các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng tinh dầu bạc hà có các đặc tính chống ho cụ thể. Các cơ quan quản lý như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận chức năng giảm ho của tinh dầu bạc hà.

Uống mật ong hoặc tắm nước nóng cũng có thể hữu ích cho một số người.

Ho dai dẳng

Ho kéo dài từ một đến bốn tuần thường được cho là do nhiễm trùng hoặc do tiếp xúc với các chất kích thích như hóa chất hoặc khói thuốc lá.

Triệu chứng ho được phân thành ba loại dựa trên thời gian. (Ảnh: The Epoch Times)
Triệu chứng ho được phân thành ba loại dựa trên thời gian. (Ảnh: The Epoch Times)

Ho mạn tính là cách cơ thể cố gắng đưa thứ gì đó ra khỏi phổi [mà lẽ ra] không có ở đó.

Đầu tiên, bảo đảm rằng cơn ho không phải do ung thư phổi, nhiễm trùng phổi mạn tính hoặc xơ phổi là rất quan trọng, vì những căn bệnh này nguy hiểm hơn nhiều so với những bệnh khác. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách chụp X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT).

Chụp X-quang ngực hoặc chụp CT có thể giúp tìm ra nguyên nhân cơ bản gây ho mạn tính, bao gồm cả ung thư phổi. (Ảnh: pardi hutabarat/Shutterstock, Pimen/Shutterstock)
Chụp X-quang ngực hoặc chụp CT có thể giúp tìm ra nguyên nhân cơ bản gây ho mạn tính, bao gồm cả ung thư phổi. (Ảnh: pardi hutabarat/Shutterstock, Pimen/Shutterstock)
Nguyên nhân gây ho thực sự và vài cách giảm ho

Một tỷ lệ nhất định các cơn ho mạn tính là do các bệnh ác tính gây ra. Một đánh giá được công bố vào năm 2023 cho thấy khoảng 90% trường hợp ho mạn tính có nguyên nhân không ác tính, số còn lại là ác tính, bao gồm cả khối ung thư. Một phân tích gộp được công bố trên BMC Family Practice vào năm 2021 cho thấy tỷ lệ nghi ngờ ung thư ở những bệnh nhân bị ho dao động từ 0.2% đến 1.8%.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây ho mạn tính thường không nguy hiểm đến tính mạng.

Hội chứng ho đường hô hấp trên

Hội chứng ho đường hô hấp trên, trước đây gọi là hội chứng nhỏ giọt mũi sau, là nguyên nhân gây ho mạn tín hphổ biến nhất.

Hội chứng ho đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho mạn tính. (Minh họa của The Epoch Times, Shutterstock)
Hội chứng ho đường hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho mạn tính. (Minh họa của The Epoch Times, Shutterstock)

Mũi đóng vai trò là cửa ngõ vào đường hô hấp, chịu trách nhiệm làm nóng, làm ẩm và lọc không khí qua việc tiết chất nhầy. Tuy nhiên, khi các tín hiệu từ virus, dị ứng, viêm mũi, ô nhiễm không khí kích thích niêm mạc mũi, mũi sẽ tiết ra nhiều chất nhầy có đặc tính khác với dịch tiết thông thường; chất nhầy này mỏng, nhiều nước và loãng. Dịch tiết này sẽ chảy ra khỏi lỗ mũi và thường nhỏ giọt xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và là nguyên nhân gây ho.

Bệnh nhân mắc hội chứng ho đường hô hấp trên thường ho nhiều hơn vào ban đêm và có thể cảm thấy ngứa ở phía sau cổ họng. Mặc dù hội chứng này có thể biểu hiện với các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi nhưng một số bệnh nhân có thể không có các triệu chứng rõ ràng khác ngoài ho.

Bệnh hen suyễn dạng ho

Khò khè và khó thở là những triệu chứng của bệnh hen suyễn điển hình, nhưng có một loại hen suyễn chỉ biểu hiện khi ho, được gọi là hen suyễn dạng ho.

Hen suyễn dạng ho dẫn đến ho khan dai dẳng, có thể xảy ra suốt cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn ho chỉ có thể khởi phát vào ban đêm. Bệnh nhân mắc bệnh này thường ho sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, bụi hoặc không khí lạnh. Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng có thể là nguyên nhân gây ho

Trào ngược acid dạ dày

Acid dạ dày có thể kích thích dây thần kinh thực quản, gây ra phản xạ ho. Acid cũng có thể dâng lên cổ họng, dẫn đến ho khan.

Một số loại thuốc trị huyết áp cao và bệnh tim

Nguyên nhân gây ho thực sự và vài cách giảm ho

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) được sử dụng rộng rãi để điều trị huyết áp cao và suy tim. Tuy nhiên, những loại thuốc này có tác dụng phụ: có tới 10% người dùng có thể bị ho dai dẳng. Triệu chứng thường bắt đầu bằng cảm giác nhột nhột ở cổ họng, sau đó là ho khan. Những triệu chứng này có thể xuất hiện sớm nhất là ba tuần hoặc muộn nhất là một năm sau khi bắt đầu dùng thuốc.

May mắn là, có nhiều loại thuốc có tác dụng tương tự nhưng không phải là nguyên nhân gây ho. Bác sĩ có thể chỉ cần điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Nguyên nhân gây ho thực sự và vài cách giảm hoCác nguyên nhân gây ho mạn tính tiềm ẩn phổ biến khác bao gồm viêm phế quản mạn tính.

Hội chứng ho đường hô hấp trên, hen suyễn dạng ho và trào ngược acid chiếm 2/3 tổng số chẩn đoán ho mạn tính.

Cách cải thiện chứng ho mạn tính dai dẳng

Tiến sĩ Peter Dicpinigaitis, giáo sư y khoa thuộc Khoa Y học Chăm sóc Đặc biệt tại Đại học Y khoa Albert Einstein College, nói với The Epoch Times, nếu bác sĩ điều trị cho bệnh nhân cả ba nguyên nhân cơ bản này và cơn ho không cải thiện, thì “khi đó, cơn ho đó đáp ứng định nghĩa về ho mạn tính dai dẳng.”

Ông nói thêm, chứng ho mạn tính dai dẳng là do “sự quá mẫn cảm của phản xạ ho.” Theo kinh nghiệm của ông, khoảng 30% đến 40% bệnh nhân bị ho mạn tính thuộc loại này.

Bệnh nhân ho mạn tính dai dẳng thường có xu hướng trên 40 tuổi, độ tuổi trung bình là 55, tỉ lệ nữ:nam khoảng 2:1

Những bệnh nhân này bị mẫn cảm ở dây thần kinh, giống như hệ thống báo động an ninh quá nhạy cảm trong một ngôi nhà được kích hoạt bởi một cơn gió nhẹ nhất. Các yếu tố như thay đổi nhiệt độ, mùi nước hoa hoặc thậm chí là tiếng cười có thể gây ra cảnh báo này.

Hơn nữa, vai trò của bộ não rất quan trọng. Nếu có vấn đề trong việc kiểm soát tín hiệu ho của não, ho có thể so sánh với việc cài đặt thông số mạch phía sau hệ thống báo động không hợp lý, dẫn đến thường xuyên báo động sai.

Chiến lược của bác sĩ để kiểm soát những loại ho này là ngăn chặn chúng càng nhiều càng tốt để giảm bớt sự khó chịu cho bệnh nhân. Tiến sĩ Dicpinigaitis giải thích, “Tuy nhiên, chúng tai không có bất kỳ loại thuốc cơ bản nào có hiệu quả đặc biệt tốt để điều trị chứng ho mạn tính dai dẳng này.”

May mắn thay, những bệnh nhân này thường thực hiện các biện pháp chủ động để xác định nguyên nhân gây ho và tự học, áp dụng các biện pháp như ngậm viên ngậm và uống đủ nước.

Cần giữ ẩm cho cổ họng, vì tình trạng khô có thể kích thích các thụ thể ho, khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn. Luôn luôn nên mang theo một chai nước nhỏ. Ngoài ra, hãy ở trong môi trường ấm áp và tránh những kích thích lạnh.

Ho mạn tính cũng có thể liên quan đến rối loạn chức năng dây thanh âm. Một số nhà trị liệu ngôn ngữ có kinh nghiệm có thể hướng dẫn bệnh nhân cố gắng kìm nén cảm giác muốn ho.

Thu Anh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times