Bản tin đặc biệt

Thuốc hạ mỡ máu Statin đã bị thổi phồng lợi ích và hạ thấp tác dụng phụ

Thuốc hạ mỡ máu Statin, một trong những loại thuốc kê toa phổ biến nhất và bán chạy nhất trong lịch sử, đã định hình cách tiếp cận của xã hội Tây phương trong việc điều trị bệnh tim.

Ông Akira Endo, một nhà hóa sinh gốc Nhật Bản, đã phát hiện ra statin từ nấm mốc. Nghiên cứu của ông đã thu hút sự chú ý của các công ty dược phẩm, nhằm tìm ra một hợp chất có thể làm giảm cholesterol một cách hiệu quả. Cholesterol được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tim. Cuối cùng, công ty dược phẩm Merck đã tạo ra được mẫu thuốc và “ngạc nhiên về hiệu quả,” ông Endo cho biết trong bài đánh giá, khuyến khích công ty dược phẩm phát triển statin của riêng mình.

Năm 1987, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận lovastatin của Merck, loại statin thương mại đầu tiên.

Đồng thời, các câu hỏi về loại thuốc kỳ diệu này bắt đầu xuất hiện.

Lợi ích của Statin: Cùng một loại tiền, khác nhau về mặt

Statin được xem là thuốc cứu mạng vì làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, như đã được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu điều tra về tính an toàn và hiệu quả của chúng. Những nghiên cứu này thường dùng mô hình phân tích thống kê giảm nguy cơ tương đối để chứng minh hiệu quả của thuốc.

Tuy nhiên, mô hình này có thể gây hiểu nhầm, theo Tiến sĩ Malcolm Kendrick, một bác sĩ ở Anh, người đã công bố nhiều đánh giá về bệnh tim mạch và statin trên các tập san học thuật.

Ông nói, “Đó là một cách thổi phồng lợi ích.”

Giả sử có hai nhóm gồm 100 người, trong đó nhóm đầu tiên dùng một viên thuốc thử nghiệm được cho là có tác dụng ngăn ngừa cơn đau tim và nhóm thứ hai dùng giả dược. Trong thời gian thử nghiệm kéo dài hai năm, nhóm đầu tiên chỉ trải qua một cơn đau tim, trong khi nhóm thứ hai ghi nhận hai lần.

Theo thống kê, viên thuốc thử nghiệm dường như không có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ tim mạch. Nhưng khi áp dụng mô hình giảm nguy cơ tương đối, viên thuốc này cho thấy hiệu quả giảm bệnh tim là 50% so với giả dược, vì nhóm được điều trị có ít hơn một cơn đau tim.

Theo thống kê, viên thuốc thử nghiệm dường như không có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ tim mạch. Nhưng khi áp dụng mô hình giảm nguy cơ tương đối, viên thuốc này cho thấy hiệu quả 50%. (Ảnh: The Epoch Times, Shutterstock)
Theo thống kê, viên thuốc thử nghiệm dường như không có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ tim mạch. Nhưng khi áp dụng mô hình giảm nguy cơ tương đối, viên thuốc này cho thấy hiệu quả 50%. (Ảnh: The Epoch Times, Shutterstock)

Kết quả tăng thêm tạo điều kiện cho việc đưa tin rầm rộ trên các phương tiện truyền thông. Tờ New York Times đã báo cáo kết quả của một nghiên cứu lớn năm 2008, lưu ý rằng nguy cơ đau tim đã “giảm hơn một nửa” nhờ statin. Nghiên cứu đã đánh giá rosuvastatin (Crestor) của AstraZeneca trên 17,802 người không có cholesterol cao, nhận thấy nhóm dùng statin giảm khoảng 50% nguy cơ đau tim tương đối.

Một nghiên cứu khác, thường được trích dẫn để minh họa tác dụng bảo vệ mạnh mẽ của statin, là một thử nghiệm lớn điều tra atorvastatin (Lipitor) của Pfizer, được gọi là ASCOT-LLA. Trong trường hợp này, statin có tác dụng bảo vệ cao hơn 36% so với giả dược.

Tuy nhiên, mức giảm rủi ro tuyệt đối cho cả hai nghiên cứu là khoảng 1%.

Một thử nghiệm lớn điều tra atorvastatin (Lipitor) của Pfizer cho thấy mức giảm nguy cơ tương đối là 36%, nhưng mức giảm nguy cơ tuyệt đối là 1%. (Ảnh: The Epoch Times)
Một thử nghiệm lớn điều tra atorvastatin (Lipitor) của Pfizer cho thấy mức giảm nguy cơ tương đối là 36%, nhưng mức giảm nguy cơ tuyệt đối là 1%. (Ảnh: The Epoch Times)

Theo Tiến sĩ Kendrick, trái ngược với mức giảm rủi ro tương đối, việc đánh giá hiệu quả của một loại thuốc được giải thích chính xác hơn bằng cách sử dụng mức giảm nguy cơ tuyệt đối.

Trong một bài viết khảo sát năm 2022 được công bố trên Tập san JAMA Internal Medicine (Nội khoa của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ), các nhà nghiên cứu từ các quốc gia khác nhau đã xem xét 21 nghiên cứu lâm sàng về statin. Họ tính trung bình mức giảm yếu tố nguy cơ tương đối đối với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân là 9% và đối với các cơn đau tim là 29%. Tuy nhiên, mức giảm nguy cơ tuyệt đối lần lượt là 0.8% và 1.3%. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng lợi ích tuyệt đối của statin là “khiêm tốn” và “nên được thông báo cho bệnh nhân như một phần của việc ra quyết định lâm sàng sáng suốt.”

Tiến sĩ T. Grant Phillips đã viết trong một bức thư đăng trên American Family Doctors rằng có sự khác biệt lớn giữa hai loại dữ liệu này. Dữ liệu mà nghiên cứu chọn trình bày có thể ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn nhận về hiệu quả của statin.

Thuốc hạ mỡ máu Statin đã bị thổi phồng lợi ích và hạ thấp tác dụng phụ

Mối quan hệ tài chính chặt chẽ

Ai đứng đằng sau các nghiên cứu chứng minh lợi ích bề ngoài của statin? Theo Tiến sĩ John Abramson, giảng viên danh dự về chính sách chăm sóc sức khỏe tại Trường Y khoa Harvard, đó là một câu hỏi quan trọng.

Ông nói, “Hầu như tất cả các thử nghiệm lâm sàng lớn về statin đều được tài trợ bởi các nhà sản xuất – khi thuốc vẫn còn được cấp bằng sáng chế.”

Trong một phân tích gộp điều tra năm 2015 được công bố trên Tập san The Journal of American Cardiology (Tim mạch Hoa Kỳ), các nhà nghiên cứu đã xem xét tất cả các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3 trong một thập niên. Họ phát hiện ra rằng gần 80% thử nghiệm có xung đột lợi ích và gần 60% thử nghiệm có sự tham gia của hơn một nửa số tác giả. Trong số những nghiên cứu này, 54 nghiên cứu có kết quả thuận lợi, và chỉ có 12 nghiên cứu có kết quả bất lợi.

Một phân tích gộp cho thấy gần 80% thử nghiệm có xung đột lợi ích và gần 60% thử nghiệm có sự tham gia của hơn một nửa số tác giả. (Ảnh: The Epoch Times)
Một phân tích gộp cho thấy gần 80% thử nghiệm có xung đột lợi ích và gần 60% thử nghiệm có sự tham gia của hơn một nửa số tác giả. (Ảnh: The Epoch Times)

Mối quan hệ tài chính cho phép các nhà sản xuất thiết kế các nghiên cứu và lựa chọn những bệnh nhân có nhiều khả năng được hưởng lợi nhất và không bị tổn hại bởi liệu pháp statin. Tiến sĩ Abramson cho biết, mối quan hệ tài chính cũng cho phép các nhà sản xuất không so sánh lợi ích của statin với thói quen lối sống lành mạnh và không hỏi về tác dụng phụ.

Ông nói, những người bình duyệt của các tập san y khoa xem xét các bài viết này “không có quyền truy cập vào dữ liệu thực tế từ các thử nghiệm và phải tin tưởng vào bản thảo thường được nhà sản xuất giám sát hoặc xem xét như một bản tóm tắt chính xác và đầy đủ về kết quả thử nghiệm.”

Thuốc hạ mỡ máu Statin đã bị thổi phồng lợi ích và hạ thấp tác dụng phụ

Vào năm 2013, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã kết hợp với Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ để cập nhật các hướng dẫn về cholesterol, mở rộng đáng kể các tiêu chí để xác định bệnh nhân nào sẽ được hưởng lợi từ liệu pháp statin.

Thuốc hạ mỡ máu Statin đã bị thổi phồng lợi ích và hạ thấp tác dụng phụ

Các hướng dẫn về cholesterol trước đây nhắm mục tiêu ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, trong khi hướng dẫn năm 2013 tiếp tục mở rộng trọng tâm sang đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên. Kết quả là số người dùng statin đã tăng 149% từ năm 2013 đến năm 2019, đạt 92 triệu người.

Tiến sĩ Robert DuBroff, bác sĩ tim mạch và giáo sư đã nghỉ hưu tại Trường Y khoa thuộc University of New Mexico, đã báo cáo nhiều xung đột lợi ích giữa những người xây dựng hướng dẫn về cholesterol, bao gồm cả hướng dẫn năm 2013, trên Tập san Quarterly Journal of Medicine (Y học Hàng quý). Ông nói, các tác giả của hướng dẫn cũng không đưa vào nhiều nghiên cứu mâu thuẫn với khuyến nghị. Đây là bằng chứng về sự thiên kiến xác nhận (confirmation).

Ví dụ về xung đột lợi ích và sự thiên kiến xác nhận trong hướng dẫn về cholesterol. (Ảnh: The Epoch Times)
Ví dụ về xung đột lợi ích và sự thiên kiến xác nhận trong hướng dẫn về cholesterol. (Ảnh: The Epoch Times)

Tiến sĩ DuBroff viết, các bác sĩ đang tìm cách ngăn ngừa bệnh tim mạch vành bằng cách giảm cholesterol phải đối mặt với “một loạt các loại thuốc, hướng dẫn, chỉ định, cảnh báo và chống chỉ định gây hoang mang.”

Ông nói, “Họ mong đợi những ý kiến ​​này phải toàn diện, cân bằng, không thiên kiến và không bị ảnh hưởng bởi các xung đột tài chính. Thật không may, những ví dụ này cho thấy rằng một số ý kiến ​​của chuyên gia không đạt được các tiêu chuẩn này.”

Tiến sĩ Barbara Roberts, giám đốc Trung tâm Tim mạch Phụ nữ tại Bệnh viện Miriam ở Providence, Rhode Island, đồng thời là phó giáo sư y khoa lâm sàng tại Bệnh viện Miriam ở Trường Y khoa Alpert của Brown University, cho biết, AHA nhận “hàng triệu USD từ các công ty dược phẩm, thực phẩm lớn và thiết bị y tế.” Theo báo cáo tài chính năm 2021–22, vào năm 2022, AHA đã nhận được gần 34 triệu USD từ các công ty dược phẩm, bao gồm nhiều nhà sản xuất statin.

Đáp lại yêu cầu của The Epoch Times, AHA tuyên bố rằng họ có các chính sách nghiêm ngặt để ngăn chặn những mối quan hệ này ảnh hưởng đến khoa học.

AHA cho biết, “Hầu hết doanh thu của chúng tôi (gần 80%) đến từ các nguồn khác ngoài các tập đoàn.”

Về các hướng dẫn, nó tuyên bố rằng “phần lớn các chuyên gia của ủy ban soạn thảo [không có] mối liên quan với ngành [dược phẩm].”

Giảm nhẹ tác dụng phụ

Theo Tiến sĩ Beatrice Golomb, giáo sư y khoa và nhà nghiên cứu statin tại Đại học Y khoa San Diego, các công ty dược phẩm “hạ thấp hoặc phủ nhận” tầm quan trọng của tác dụng phụ của statin. Ví dụ, trong các nghiên cứu năm 2008 và ASCOT-LLA liên quan đến thuốc Pfizer và AstraZeneca được đề cập trước đó, các nhà nghiên cứu đã báo cáo không có sự khác biệt đáng chú ý nào về tác dụng phụ giữa các nhóm dùng statin và giả dược.

Cả hai công ty đều không phản hồi đề nghị bình luận của The Epoch Times.

Một phân tích gộp khác do ngành [dược phẩm] tài trợ về 19 thử nghiệm statin có xung đột lợi ích được tuyên bố cho thấy rằng statin hiếm khi “gây tổn thương cơ đáng kể.”

Tuy nhiên, một số nghiên cứu độc lập cho thấy sự khác biệt đáng kể.

Các tác dụng phụ phổ biến và đáng chú ý nhất là các vấn đề liên quan đến cơ. Một báo cáo lưu ý rằng 51% người dùng statin bị đau cơ, trong khi một nghiên cứu năm 2022 cho thấy khoảng 70% đến 80% người dùng gặp phải tình trạng này.

Nhiều bác sĩ đã quen với việc bệnh nhân báo cáo các vấn đề liên quan đến cơ khi dùng statin nhưng hiểu sai bằng chứng nghiên cứu và cho rằng các triệu chứng không liên quan, và “nói với bệnh nhân rằng các triệu chứng chỉ là tâm lý, do tuổi tác, căng thẳng, hoặc các yếu tố khác.”

Một số báo cáo cũng chỉ ra rằng statin có thể làm suy giảm nhận thức, điều này khiến FDA phải đưa ra cảnh báo bổ sung. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tập san Dược lý Lão khoa Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chức năng nhận thức của những người lớn tuổi bị Alzheimer cũng đang dùng thuốc statin. Các bệnh nhân đã ngừng dùng statin trong sáu tuần và chức năng nhận thức có sự cải thiện đáng kể; sau khi tiếp tục dùng thuốc, nhận thức của họ lại suy giảm như ban đầu.

Khi bệnh nhân ngừng dùng statin trong sáu tuần, chức năng nhận thức có sự cải thiện đáng kể; sau khi tiếp tục dùng thuốc, nhận thức của họ lại suy giảm như ban đầu. (Ảnh: The Epoch Times)
Khi bệnh nhân ngừng dùng statin trong sáu tuần, chức năng nhận thức có sự cải thiện đáng kể; sau khi tiếp tục dùng thuốc, nhận thức của họ lại suy giảm như ban đầu. (Ảnh: The Epoch Times)

Một nghiên cứu riêng biệt cho thấy trong số những bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ ở giai đoạn sớm, việc dùng statin có liên quan đến nguy cơ chuyển sang chứng sa sút trí tuệ cao hơn gấp đôi và “với sự suy giảm đáng kể về chuyển hóa ở vỏ não vành sau vốn được biết là suy giảm nhiều nhất trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer.”

Ngược lại, một số phân tích gộp chứng minh tác dụng bảo vệ của statin chống lại sự thoái hóa thần kinh. Tuy nhiên, như một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra, những đánh giá này đã phân tích các thử nghiệm lâm sàng về statin, vốn ban đầu không được thiết kế để phân tích sự suy giảm nhận thức.

Một vấn đề khác khiến người dùng statin khó chịu là tình trạng không nhạy cảm với insulin và nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2. Một tổng quan hệ thống gần đây của 11 nghiên cứu dịch tễ học với gần 47 triệu người tham gia đã tìm thấy mối liên quan giữa việc sử dụng statin và giảm độ nhạy insulin cũng như tăng tình trạng kháng insulin – cả hai yếu tố chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng lên có liên quan đến việc sử dụng lâu dài. Tiến sĩ Roberts chỉ ra rằng những quan sát này không được xác định chắc chắn trong các thử nghiệm do ngành [dược phẩm] tài trợ, vì nhiều thử nghiệm đã bị cắt ngắn.

Tiến sĩ Golomb nói với The Epoch Times rằng không có nhóm lợi ích có quyền lực tài chính tương ứng nào có thể cung cấp thông tin đầy đủ cho công chúng về những vấn đề này.

Giả thuyết thiếu sót

Sự phổ biến của Statins, bắt nguồn từ khái niệm cholesterol cao là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim.

Cuộc chiến chống lại cholesterol bắt đầu vào những năm 1950 với một nhà khoa học tên Ancel Keys. Ông Keys đưa ra giả thuyết chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn uống làm tăng lượng cholesterol LDL, theo hiểu biết của ông là cội nguồn của cuộc khủng hoảng sức khỏe tim mạch quốc gia. Khái niệm này là giả thuyết ăn kiêng tốt cho tim mạch nổi tiếng của người Viking. Ông Keys đã đưa ra nghiên cứu của 7 quốc gia, một nghiên cứu dinh dưỡng có tầm ảnh hưởng, theo tiến sĩ dinh dưỡng toàn diện Jonny Bowden, một nhà nghiên cứu đồng thời là một tác giả.

Nghiên cứu đã phân tích thói quen ăn uống của 12,763 người đàn ông từ 40 đến 59 tuổi từ bảy quốc gia và thấy rằng các quần thể tiêu thụ ít chất béo bão hòa ít có nguy cơ bị đau tim, trong khi những người tiêu thụ nhiều hơn có nguy cơ gia tăng rõ rệt.

Tuy nhiên, những phát hiện này đã gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học dinh dưỡng. Có nhiều dữ liệu nổi bật không nhất quán, thiên kiến trong việc lựa chọn quốc gia, và các thời gian quan sát ngắn.

Ông Bowden nói, “Nghiên cứu còn nhiều sai sót và dữ liệu sai lệch.”

Thuốc hạ mỡ máu Statin đã bị thổi phồng lợi ích và hạ thấp tác dụng phụ

Ví dụ, nghiên cứu loại trừ các quốc gia như Đức và Pháp, nơi người dân tiêu thụ chất béo bão hòa cao nhưng tỷ lệ đau tim vẫn ở mức thấp.

Một sai sót khác mà lần đầu tiên được ký giả điều tra Nina Teicholz vạch trần, đó là ông Keys chỉ lấy mẫu dữ liệu khẩu phần ăn uống từ 3.9% số người tham gia nghiên cứu – ít hơn 500 trong số 12,763 người.

Cô Teicholz cũng cho biết những quan sát về khẩu phần ăn uống của ông Keys đối với người dân Crete Chính thống Hy Lạp là sai lệch, vì một trong những giai đoạn quan sát của ông diễn ra trong Mùa Chay. Các hướng dẫn về ăn uống của Mùa Chay cấm thịt và sữa – những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Theo một bức thư năm 2005 gửi cho biên tập viên đăng trên Tập san Public Health Nutrition (Dinh dưỡng Sức khỏe Cộng đồng), việc ông Keys không điều chỉnh yếu tố Mùa Chay là một “thiếu sót đáng chú ý và gây nhiễu.”

Lễ kỷ niệm “Thứ Hai Sạch” ở Athens, đánh dấu sự kết thúc của lễ hội hóa trang và bắt đầu 40 ngày của Mùa Chay, vào ngày 15/03/2021. (Ảnh: Angelos Tzortzinis/AFP)
Lễ kỷ niệm “Thứ Hai Sạch” ở Athens, đánh dấu sự kết thúc của lễ hội hóa trang và bắt đầu 40 ngày của Mùa Chay, vào ngày 15/03/2021. (Ảnh: Angelos Tzortzinis/AFP)

Tuy nhiên, rất lâu sau đó mới công bố những phê bình này, sau khi giả thuyết ăn kiêng tốt cho tim mạch đã trở thành một chính sách công mạnh mẽ, bà Teicholz viết.

Ông Bowden nói với The Epoch Times, “Ngay từ đầu đã có sự thiên kiến rất lớn; ông Keys cần chứng minh điều gì đó hơn là một giả thuyết để kiểm tra.”

Giả thuyết ăn kiêng tốt cho tim mạch đã trở thành lý thuyết phổ biến để định hình Hướng dẫn Ăn kiêng của Hoa Kỳ trong việc quy định thực phẩm được phục vụ trong các căng tin trường học, quân đội và bệnh viện. Các hướng dẫn này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục các chuyên gia y tế về dinh dưỡng. Theo một báo cáo đăng trên Public Health Nutrition (Tập san Dinh dưỡng Y tế Cộng đồng) 95% thành viên ủy ban cố vấn cho Hướng dẫn Cách ăn uống 2020–25 được phát hiện là có xung đột lợi ích với ngành thực phẩm và dược phẩm.

Mối quan hệ giữa chất béo bão hòa và cholesterol dường như mang nhiều sắc thái hơn so với nguyên nhân của nó.

Lầm tưởng về cholesterol “xấu”

Một nghiên cứu đáng ngạc nhiên năm 2017 đã tiết lộ rằng những người tiêu thụ dầu dừa – 94% chất béo bão hòa – đã thấy mức cholesterol LDL giảm, trong khi những người tiêu thụ bơ – 66% chất béo bão hòa – lại thấy mức cholesterol LDL tăng lên.

Mặc dù trái ngược với những nghiên cứu khác, nhưng những phát hiện này minh họa cho sự phức tạp của chất béo và cholesterol.

Mức cholesterol LDL được xem là dấu ấn sinh học tim mạch quan trọng, và một số người tin rằng mức độ cao hơn cho thấy tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn. Tuy nhiên, trong một phân tích gộp bao gồm 19 nghiên cứu được công bố trên Tập san BMJ (Y khoa Anh Quốc), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có cholesterol LDL cao hơn sống lâu hơn những người có mức cholesterol LDL thấp hoặc bình thường.

Các tác giả viết: “Phát hiện này không phù hợp với giả thuyết về cholesterol.”

Tiến sĩ Uffe Ravnskov, tác giả chính của nghiên cứu, nói với The Epoch Times, “Mặc dù bài nghiên cứu của chúng tôi đã được hơn 1/4 triệu độc giả tải xuống nhưng các hướng dẫn về cholesterol vẫn chưa được thay đổi.”

Thay vì tập trung vào tổng lượng cholesterol LDL để đánh giá nguy cơ tim mạch, ông Bowden cho biết chìa khóa để biết nguy cơ [tim mạch] là phân tích chất lượng của cholesterol LDL.

Tùy thuộc vào kích thước hạt, cholesterol LDL có thể to và trôi nổi [trong mạch máu] hoặc nhỏ với mật độ lớn. Về mặt logic, các hạt LDL lớn hơn sẽ có nguy cơ cao hơn. Nhưng theo nghiên cứu mới nổi, các hạt nhỏ hơn lại cung cấp kết quả chính xác hơn về nguy cơ bị bệnh tim.

Các hạt LDL nhỏ, dày đặc có nguy cơ cao hơn các hạt lớn và trôi nổi. (Ảnh: The Epoch Times, Shutterstock)
Các hạt LDL nhỏ, dày đặc có nguy cơ cao hơn các hạt lớn và trôi nổi. (Ảnh: The Epoch Times, Shutterstock)

Ông Bowden nói, “Ngay cả khi có mức cholesterol LDL thấp với nhiều hạt LDL, bạn vẫn có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn những người có mức cholesterol cao nhưng ít hạt LDL.”

Vì số lượng hạt không phải là phép đo tiêu chuẩn nên rất ít bác sĩ sử dụng ý nghĩa sâu sắc của chỉ số này.

Các hạt LDL nhỏ hơn dễ bị oxy hóa hơn và có ái lực thấp hơn với các thụ thể LDL trong gan. Do vậy, chúng trôi nổi tự do trong máu thay vì di chuyển đến gan. Các hạt dễ bị oxy hóa không có đích đến như gan là nguyên nhân có thể gây tổn thương tim. Tiến sĩ Roberts cho rằng quá trình này gây ra tình trạng viêm có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành.

Một nghiên cứu kéo dài 8 năm được công bố vào năm 2020 cho thấy những người có lượng hạt LDL nhỏ, dày đặc nhiều nhất có nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 5 lần so với những người có số lượng hạt LDL thấp nhất.

Trong một nghiên cứu năm 2018 phân tích gần 28,000 phụ nữ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng số lượng hạt LDL cao có liên quan đến nguy cơ bệnh động mạch ngoại biên cao hơn gấp đôi, trong khi mức LDL không cho thấy mối liên quan nào.

Các tác giả của nghiên cứu này viết, “Cần phải đánh giá lại các hướng dẫn khuyến nghị giảm [LDL cholesterol] bằng thuốc ở người cao tuổi như một phần của chiến lược phòng ngừa bệnh tim mạch.”

Khi nào nên sử dụng Statin?

Tiến sĩ Abramson cho biết, “Các bác sĩ đã được đào tạo để dựa vào các khuyến nghị trong hướng dẫn để xác định xem bệnh nhân có nên dùng statin hay không. Nhưng đây là một cách tiếp cận quyết định không phù hợp về mặt khoa học và mang tính độc đoán. Bệnh nhân nên được bác sĩ thông báo về khả năng thực tế họ sẽ được hưởng lợi từ statin.”

Kê toa thuốc statin trước khi xuất hiện cơn đau tim được gọi là phòng ngừa tiên phát. Trong một phân tích gộp năm 2021 phân tích tác động của việc phòng ngừa tiên phát bằng statin ở những người từ 50 đến 75 tuổi, các nhà nghiên cứu không tìm thấy lợi ích nào về tỷ lệ tử vong.

Một tổng quan năm 2022 cho biết rằng việc sử dụng statin để phòng ngừa tiên phát mang lại lợi ích rất ít hoặc không có lợi ích gì và có những rủi ro đáng kể, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Tác giả của báo cáo được công bố trên Tập san Atherosclerosis (Xơ vữa động mạch) viết: “Việc nhấn mạnh vào việc kê toa statin đặc biệt gây bối rối khi có vô số lựa chọn dành cho các bác sĩ đang tìm cách ngăn ngừa [bệnh tim mạch] ở bệnh nhân.”

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ vẫn thấy statin hữu ích trong phòng ngừa tiên phát, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. Tiến sĩ Tom Rifai, chuyên gia y học nội khoa và lối sống, đồng thời là trợ lý giáo sư lâm sàng y khoa tại Đại học bang Wayne, cho biết: Thuốc statin tương đương sinh học liều thấp đến trung bình cùng với ezetimibe – một chất ức chế hấp thụ cholesterol chung – “có ý nghĩa trong một số trường hợp phòng ngừa chăm sóc ban đầu.”

Ông sử dụng công cụ tính toán Risk Estimator Plus của bệnh xơ vữa động mạch – một đánh giá do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thiết kế – để xác định xem có nên sử dụng statin trong chăm sóc ban đầu hay không.

Simvastatin (L) và atorvastatin (R), các statin thường được sử dụng. (Ảnh: Shutterstock, Getty Images)
Simvastatin (L) và atorvastatin (R), các statin thường được sử dụng. (Ảnh: Shutterstock, Getty Images)

Khi kê toa statin sau cơn đau tim, tỷ lệ tử vong đã tăng lên. Điều này được gọi là phòng ngừa thứ cấp.

Tiến sĩ Rifai nói với The Epoch Times, “Điều này rõ ràng hơn đối với những bệnh nhân phòng ngừa thứ phát. Ví dụ, yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra cơn đau tim là đã từng mắc bệnh này.”

Ông cho biết, trong quá trình hành nghề, hầu hết các bệnh nhân phòng ngừa thứ phát đều cần “ít nhất một liệu pháp statin với liều lượng khiêm tốn” bên cạnh việc điều chỉnh lối sống như thay đổi cách ăn uống, tăng tập thể dục và cai thuốc lá.

Tuy nhiên, theo một tổng quan được công bố trên Tập san Y khoa Anh, lợi ích bảo vệ tổng thể của statin trong phòng ngừa thứ phát vẫn còn rất nhỏ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng statin được sử dụng trong phòng ngừa thứ phát giúp trì hoãn tử vong trung bình 4.1 ngày.

Các nhà nghiên cứu viết rằng những bệnh nhân “giảm tuổi thọ hoặc gặp phải tác dụng phụ do điều trị” nên cân nhắc việc ngừng điều trị bằng statin.

Bác sĩ tim mạch, Tiến sĩ Jack Wolfson tránh kê toa statin vì statin có các tác dụng phụ và “không giải quyết được nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.”

Ông nói với The Epoch Times, “Statin làm giảm LDL, nhưng không làm thay đổi kết quả theo bất kỳ cách nào đáng kể.”

Theo Tiến sĩ Wolfson, thay vào đó, statin tạo ra cảm giác an toàn sai lầm khiến mọi người tin rằng một loại dược phẩm có thể giải quyết vấn đề về lối sống.

Tiến sĩ Abramson lưu ý rằng chỉ số nguy cơ tim mạch quan trọng nhất là liệu mọi người có tuân theo lối sống lành mạnh hay không. Bằng chứng khoa học vững chắc cho thấy mọi người thực hiện và duy trì những thay đổi lành mạnh khi đăng ký vào các chương trình điều chỉnh lối sống chuyên sâu.

Khi mọi người tập trung đầu tiên vào thuốc hoặc các kết quả xét nghiệm máu để bảo đảm sức khỏe tim mạch, “họ đang bỏ lỡ những kết quả dễ dàng; lối sống quyết định khoảng 80% rủi ro.”

Thanh Tú biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times