Đau ngực hậu COVID: Nguyên nhân và cách nhận biết đau ngực lành tính

Mặc dù đau ngực có thể khiến những người sống sót sau COVID sợ hãi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đang gặp phải tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất được quan sát thấy trong COVID kéo dài là triệu chứng đau ngực, ảnh hưởng đến 22% bệnh nhân sau hai tháng nhiễm trùng cấp tính.

Các nguyên nhân đau ngực hậu COVID

1. Bệnh tim và đông máu

COVID có liên quan đến bệnh tim và cả những cục máu đông bất thường. Những thứ này đều có thể gây đau ngực.

Một nghiên cứu lớn cho thấy những người nhiễm COVID-19 có nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cục máu đông gồm đau tim và đột quỵ, cao hơn so với những người chưa bao giờ bị nhiễm,.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nguy cơ này vẫn cao hơn đến 49 tuần sau, mặc dù nó đã giảm mạnh vào tuần thứ hai.

Một người bị COVID-19, “nên nói chuyện với bác sĩ của mình về việc kiểm soát nguy cơ tim mạch, nguy cơ này có thể sẽ tăng lên trong một thời gian nào đó,” một tác giả cao cấp của nghiên cứu Jonathan Sterne, giáo sư thống kê y tế và dịch tễ học tại Đại học Bristol của Anh đã cho biết trong một bản báo cáo.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ báo cáo rằng những người sống sót sau COVID-19 có nguy cơ phát triển bệnh thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi) hoặc các tình trạng hô hấp cao gấp đôi.

Đau ngực sau COVID-19 cũng có thể liên quan đến viêm màng ngoài tim (viêm màng tim) và bệnh động mạch vành (lưu lượng máu đến tim thấp).

Viêm màng ngoài tim thường nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, một số trường hợp có thể trở thành kinh niên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tim.

Mặc dù viêm màng ngoài tim có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để hồi phục, nhưng nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc liên tục thì có rất nhiều khả năng hồi phục hoàn toàn, cũng có thể làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.

2. Viêm phổi

COVID-19 có thể gây ra các biến chứng về phổi như viêm phổi và trong những trường hợp nghiêm trọng nhất là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS).

Các biến thể coronavirus mới hơn cũng có thể gây ra bệnh đường hô hấp, như viêm phế quản, có khả năng nghiêm trọng đến mức phải nhập viện.

Những tình trạng này có thể tạo ra tình trạng viêm ở vùng ngực đủ nghiêm trọng để gây đau nhức.

Trên những bệnh nhân viêm phổi do COVID, cơn đau ngực có thể do viêm màng phổi. [Cơn đau sẽ] có xu hướng nặng nề hơn khi hít thở sâu.

Tuy nhiên, kiểu đau ngực này có thể khỏi theo thời gian (vài tháng) và các phương pháp điều trị chống viêm như các dạng curcumin hoặc ibuprofen có thể có hiệu quả cao.

3. Đau ngực lành tính.

Những người trẻ hơn độ tuổi điển hình có nguy cơ bệnh tim có thể tìm kiếm các dấu hiệu cụ thể cho thấy cơn đau không đe dọa đến tính mạng như sau:

  • Đau tăng lên khi hít sâu, thay đổi tư thế hoặc ấn mạnh vào vùng đau
  • Không gây đổ mồ hôi
  • Không lan ra cánh tay trái
  • Không đau hơn khi gắng sức
  • Không liên quan đến ho ra máu hoặc ho ra chất nhầy màu vàng
  • Không giảm đau khi dùng thuốc kháng acid

Nếu cơn đau ngực biến mất khi dùng thuốc kháng acid, đặc biệt nếu cơn đau tồi tệ hơn khi nằm hoặc khi ợ hơi, thì đó thường là chứng khó tiêu và trào ngược acid.

Không nên sử dụng thuốc ức chế acid PPI, vì chúng độc hại và có thể làm trầm trọng thêm [tình trạng] COVID nói chung. Thay vào đó, hãy sử dụng famotidine, giúp cơ thể chữa lành khỏi COVID bằng cách cải thiện khả năng miễn dịch hoặc [sử dụng] thuốc kháng acid dạng nhai.

Cách kiểm tra cơn đau có phải là đau cơ ngực hay không

Dùng đầu ngón tay ấn vào vùng bị đau với lực khoảng 5 pound, lực này đủ để làm cho móng tay của bạn chuyển sang màu trắng.

Nếu bạn bị đau khi ấn vào một vùng xương, chẳng hạn như xương sườn, thì rất có thể đó là một cơn đau cơ lành tính.

Khung xương sườn giống như một bộ áo giáp bao quanh các cơ quan nội tạng của chúng ta, và việc ấn vào bên trong sẽ không làm cho tim hoặc phổi bên dưới bị tổn thương.

Nhưng nếu xuất hiện đau ngực hậu COVID, điều đầu tiên bạn nên làm là đến gặp bác sĩ để bảo đảm rằng không có bất kỳ nguy hiểm.

Với cơn đau ngực, thà an toàn còn hơn là hối tiếc. Về cơ bản, bác sĩ đang loại trừ khả năng bạn đang bị đau tim cấp tính, đau thắt ngực hoặc vấn đề nghiêm trọng về phổi. Các cơn đau tim có thể khiến bạn tử vong nếu điều trị bị trì hoãn.

Miễn là bác sĩ xác định các triệu chứng của bạn không đáng lo ngại, thì chỉ cần sử dụng miếng đệm sưởi ấm và thuốc bôi ngoài da hoặc các loại kem khác như Icy Hot (thuốc aspirin và tinh dầu bạc hà tại chỗ) có thể hữu ích.

Tân Dân biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

George Citroner
BTV Epoch Times Tiếng Anh
George Citroner là ký giả chuyên mục sức khỏe của The Epoch Times. Ông George Citroner đưa tin về sức khỏe và y học, bao gồm các chủ đề ung thư, bệnh truyền nhiễm và tình trạng thoái hóa thần kinh. Ông đã được trao giải thưởng Báo cáo xuất sắc về chỉnh hình truyền thông (MORE) vào năm 2020 cho một câu chuyện về nguy cơ loãng xương ở nam giới.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn