Kiều mạch Tartary vùng Himalaya: Siêu thực phẩm cổ xưa đang được hồi sinh tại Hoa Kỳ

Kiều mạch Himalayan Tartary đang có chỗ đứng tại các trang trại ở Hoa Kỳ khi những hoạt chất dinh dưỡng phytochemicals phong phú của loại hạt này được nhiều người biết đến hơn

Từ thời cổ đại, kiều mạch Himalayan tartary (Himalayan tartary buckwheat: HTB) đã được biết đến với khả năng chữa lành. HTB được coi là một siêu thực phẩm do giá trị dinh dưỡng từ các hợp chất chữa bệnh độc đáo bắt nguồn từ những điều kiện khắc nghiệt mà tổ tiên nó được sinh ra. Hiện nay, loại siêu thực phẩm này đang được trồng tại Hoa Kỳ.

Từ nguồn gốc cổ xưa của vùng tartan ở dãy núi Himalaya ở Trung Quốc, HTB “trong lịch sử đã được sử dụng vừa làm trà vừa làm thực phẩm vì khả năng chữa lành của nó,” Jeffrey Bland, người có bằng tiến sĩ hóa học từ Đại học Oregon– Eugene, nói với The Epoch Times. “Trải qua hàng thiên niên kỷ phát triển của thực vật, nó đã phát triển một hệ thống miễn dịch rất quan trọng để tự bảo vệ mình trước môi trường khắc nghiệt.”

Tiến sĩ Bland, được biết đến rộng rãi là “cha đẻ của y học chức năng,” là tác giả của cuốn sách “Ảo tưởng về bệnh tật: Chinh phục nguyên nhân của bệnh kinh niên để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hạnh phúc hơn,” đồng thời là người sáng lập Big Bold Health, nơi bán “kiều mạch Himalayan Tartary được trồng ở Hoa Kỳ, được chứng nhận hữu cơ, thương mại đầu tiên trên thế giới.”

Tiến sĩ Bland giải thích, các đặc tính miễn dịch của kiều mạch Himalayan Tartary là kết quả của khả năng tạo ra một loạt các chất gọi là phytochemicals, cụ thể là polyphenols hoặc flavonoids.

Ông nói: “Các chất dinh dưỡng đó rất dồi dào trong kiều mạch Tartary.”

“Đó là một loại hạt trái cây,” ông Bland nói. “Nó không có quan hệ di truyền với lúa mì, vì vậy nó không chứa gluten.”

Kiều mạch Himalayan Tartary chứa:

  • Phytochemicals bao gồm rutin, quercetin và 2-HOBA được phát hiện gần đây, còn được gọi là Hobamine
  • Lượng protein cao
  • Magnesium
  • Kẽm
  • Potassium
  • Các Vitamin nhóm B
  • D-chiro-inositol, một phân tử liên quan đến việc điều hòa lượng đường trong máu và cân bằng hormone
  • Chất xơ hòa tan và tinh bột kháng

Lịch sử

Tiến sĩ Bland cho biết kiều mạch Himalayan Tartary được trồng ở Trung Quốc cổ đại và được đề cập trong “Hoàng Đế Nội Kinh,” một trong những thư tịch Trung Y Cổ đại về các loại thảo dược và và thực vật trị liệu. HTB đã được đưa đến thế giới phương Tây trong thời đại của Marco Polo và người châu Âu đã nhìn thấy những lợi ích của việc trồng loại cây cứng cáp này.

Khi những người dân thuộc địa lần đầu tiên đến nơi sẽ trở thành Hoa Kỳ, một trong những loại thực phẩm họ mang theo, cùng với hạt kiều mạch thông thường, là kiều mạch Himalayan Tartary, “bởi vì nó được biết là rất dễ trồng và rất cứng cáp,” Tiến sĩ Bland nói.

“Thứ này được tổ tiên thuộc địa của chúng tôi coi là một sản phẩm thực phẩm thực sự quan trọng để mang đến thế giới mới. Trong 100 năm đầu tiên ở Mỹ, đây là một loại thực phẩm quan trọng trong bữa ăn thuộc địa của chúng tôi.”

Nhưng hạt kiều mạch thông thường – loại quen thuộc hơn với người Mỹ ngày nay – dần dần vượt qua kiều mạch Himalayan Tartary vì có năng suất cao hơn trên mỗi mẫu Anh và hương vị nhẹ hơn, Tiến sĩ Bland cho biết.

Vì vậy, mặc dù kiều mạch Himalayan Tartary chứa hàm lượng hoạt chất miễn dịch cao hơn từ 50 đến 100 lần so với kiều mạch thông thường, nhưng việc trồng trọt nó ở Hoa Kỳ đã giảm dần trong 100 năm qua.

Điều đó bắt đầu thay đổi vào 4 năm trước khi Tiến sĩ Bland thực hiện một khảo sát với nông dân Hoa Kỳ để xác định xem có ai đang trồng kiều mạch Himalayan Tartary hay không. Ông chỉ tìm thấy một nông dân duy nhất: Sam Beer, một giáo sư nghiên cứu về nông nghiệp đã nghỉ hưu tại Đại học Cornell.

Cùng với vợ là bà Lucia, Giáo sư Beer bắt đầu trồng trọt tại trang trại yêu thích nhỏ nhắn của mình ở ngoại ô New York sau khi nhận được một số hạt giống từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

“Ông ấy phát hiện rằng loại cây này rất đẹp,” Bland nói. Giáo sư Beer đã mô tả HTB là [một loại cây] cao lớn và duyên dáng. “Và khi thu hoạch những hạt giống, ông ấy phát hiện ra rằng, thật lạ lùng, HTB có những đặc điểm dinh dưỡng độc đáo này.”

Tại trang trại của mình Giáo sư Beers đã xay HTB thành bột và bán tại địa phương. Khoảng ba năm trước, tiến sĩ Bland thành lập Big Bold Health và hợp tác với giáo sư Beers và một hợp tác xã của những người nông dân trồng hữu cơ ở ngoại ô New York để hồi sinh kiều mạch Himalayan Tartary tại Hoa Kỳ.

“Thực sự là một dự án thú vị đối với chúng tôi khi mang cây trồng này trở lại Mỹ,” tiến sĩ Bland nói.

Thực phẩm sản xuất bằng giàu dinh dưỡng

Giáo sư Beer cho biết trong một video về siêu thực phẩm: “Chúng tôi không coi kiều mạch Tartary là một sản phẩm nông nghiệp đơn thuần. Chúng tôi quan tâm đến một loạt các hợp chất cụ thể của HTB và chúng tôi cũng quan tâm đến cách cây này được trồng trọt như thế nào.”

Tiến sĩ Bland cho biết, sử dụng các phương pháp hữu cơ không chỉ giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi thực phẩm mà còn cải thiện dinh dưỡng của thực phẩm. Ông nói, sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu làm giảm căng thẳng cho cây trồng, điều đó có nghĩa là nó không cần huy động phản ứng căng thẳng mạnh mẽ.

Ông cho biết: Hàm lượng polyphenol và flavonoid trong thực vật được trồng bằng hóa chất nông nghiệp thấp hơn so với những thực vật phải “tự tìm đường trong một thế giới thù địch.”

“Thức ăn là thuốc, phải không?” Đó là một trong những nguyên tắc đằng sau nó. Greg Russo, một trong những nông dân tham gia sản xuất bột kiều mạch Himalayan Tartary, cho biết rằng bạn nên chú ý nhiều hơn đến những gì bạn ăn vào … thật đáng để đầu tư thời gian, tiền bạc và thưởng thức những loại thực phẩm chất lượng vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Cách làm bánh bắp kiều mạch Himalayan Tartary

(Đăng lại với sự cho phép của Big Bold Health.)

Nguyên liệu

  • 1 1/3 cốc sữa hạnh nhân hoặc bơ sữa
  • 1 muỗng canh nước cốt chanh (nếu dùng sữa hạnh nhân)
  • 1 cup bột bắp, xay vừa
  • 1 cup bột siêu dinh dưỡng kiều mạch Himalayan Tartary
  • 3 muỗng canh đường dừa—dùng nhiều hơn để có vị ngọt hơn
  • 2 muỗng cà phê bột nở
  • 1/2 muỗng cà phê baking soda
  • 1/2 muỗng cà phê (ít) muối biển
  • 1/4 chén dầu dừa, tan chảy
  • 2 quả trứng, đánh tan

Chuẩn bị:

  • Nếu bạn dùng sữa hạnh nhân, hãy cho nước cốt chanh vào sữa và để yên trong vài phút để sữa đông lại một chút (để cho giống như buttermilk và cải thiện chất men). Bước này không cần thiết nếu bạn dùng buttermilk.
  • Cho sữa và bột bắp vào một cái bát vừa và để yên trong 10 phút.
  • Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 375 độ F. Xịt dầu yêu thích của bạn lên khuôn nướng 8 x 8 (dầu dừa, bơ, v.v.) và đặt sang một bên.
  • Trong một bát nhỏ, trộn bột kiều mạch Himalayan Tartary, đường dừa, bột nở, muối nở và muối rồi thêm vào hỗn hợp sữa/bột bắp. Cho trứng và dầu dừa vào trộn đều.
  • Đổ vào khuôn nướng đã chuẩn bị sẵn và nướng trong lò đã làm nóng sẵn trong vòng 25 đến 30 phút cho đến khi bánh có màu vàng nâu hoặc khi bạn dùng tăm để xăm vào bánh thì tăm sạch. Để nguội một chút trước khi dùng.

Bánh dùng ngon nhất khi còn ấm!

Kim Khuê biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Susan C. Olmstead
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Susan C. Olmstead viết về sức khỏe và y học, thực phẩm, các vấn đề xã hội và văn hóa. Tác phẩm của cô được đăng trên The Epoch Times, Children's Health Defense, Salvo Magazine và nhiều ấn phẩm khác.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn