Các quốc gia lớn chính thức công bố 100 trường hợp tử vong do vaccine COVID-19

Các biến cố bất lợi của vaccine COVID đã bị bỏ qua (Phần 1)

Mặc dù huyết khối có khả năng gây tử vong và viêm cơ tim đã được thừa nhận là tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine COVID-19, nhưng thực tế vaccine COVID-19 vẫn còn có nhiều biến cố bất lợi tiềm ẩn trên nhiều cơ quan khác nhau.

Trong loạt bài này, chúng tôi đánh giá một số biến cố bất lợi ít được biết đến nhưng được liệt kê trong nhiều tài liệu nghiên cứu cũng như xuất hiện trong nhiều phòng khám và quan trọng hơn là cách điều trị và giảm thiểu nguy cơ.

Vào ngày 10/03, chính phủ Nhật Bản báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên có nguyên nhân trực tiếp do vaccine ngừa COVID-19 gây ra.

Một phụ nữ 42 tuổi đã chích liều vaccine Pfizer thứ tư. Chưa đầy 10 phút sau, cô bắt đầu cảm thấy khó chịu và suy hô hấp. 5 phút sau, cô bất tỉnh, hồi sức tim phổi không thành công và sau đó được xác định là tử vong vì phù phổi – là tình trạng phổi tràn ngập nước khiến cô không thể thở.

Nhật Bản không phải là quốc gia đầu tiên chính thức công bố số ca tử vong do vaccine ngừa COVID-19.

Kể từ khi khai triển vaccine ngừa COVID-19, 102 trường hợp tử vong đã được các nước lớn chính thức ghi nhận, bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh, trong đó, 97 trường hợp tử vong có liên quan đến vaccine ngừa COVID-19. Tác dụng phụ của vaccine cũng ngày càng được các chính phủ trên thế giới công nhận.

Các trường hợp tử vong có nguyên nhân liên quan đến vaccine COVID-19

Hoa Kỳ: 9 trường hợp tử vong

Tính đến ngày 01/03, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã nhận được 19,475 báo cáo sơ bộ về số ca tử vong thông qua Hệ thống Báo cáo Biến cố Bất lợi của Vaccine (VAERS).

Cho đến nay đã có chín trường hợp tử vong do huyết khối có liên quan đến việc chích vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson (J&J).

Các loại vaccine khác chưa được chính thức công bố có liên quan đến bất kỳ trường hợp tử vong nào, mặc dù vaccine của Pfizer và Moderna chiếm phần lớn các báo cáo về tác dụng phụ và tử vong trên VAERS của CDC.

Ngoài ra, các bản tin địa phương dựa trên tuyên bố của nhân viên điều tra đã chỉ ra rằng có ít nhất hai thanh niên tử vong vì biến chứng viêm cơ tim liên quan đến vaccine mRNA.

Bác sĩ tim mạch và bác sĩ nội khoa được hội đồng chứng nhận, ông Peter McCullough đã viết thư cho báo The Epoch Time lập luận rằng những trường hợp tử vong được báo cáo chính thức chỉ “đại diện cho phần nổi của tảng băng trôi,” không rõ các cơ quan quản lý đang đưa ra đánh giá như thế nào về nguyên nhân những trường hợp tử vong này.

Canada: 4 trường hợp tử vong

Một tuyên bố trên trang web Health Infobase của chính phủ Canada cho biết, tính đến ngày 03/03, 427 trường hợp tử vong sau chích ngừa đã được báo cáo cho chính phủ Canada, trong đó có bốn trường hợp tử vong “có chứng cứ rõ ràng do chích ngừa.”

Ba trong số các trường hợp tử vong đã được CBC News báo cáo vào năm 2021 với nguyên nhân tử vong là đông máu do vaccine AstraZeneca. Nguyên nhân cái chết của người thứ tư vẫn chưa được xác định.

Vương quốc Anh: 52 trường hợp tử vong

Vương quốc Anh chưa chính thức đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh cho biết trong khoảng thời gian từ tháng 03/2020 đến tháng 01/2023, 59 giấy chứng tử có mã chẩn đoán ICD ghi rằng “tác dụng phụ do vaccine COVID-19 gây ra cần được điều trị,” nghĩa là các biến cố bất lợi có “liên quan” đến cái chết của bệnh nhân. 51 trường hợp tử vong có cùng mã ICD này, nghĩa là các trường hợp tử vong có nguyên nhân hoàn toàn hoặc một phần do biến cố bất lợi của vaccine.

Ở xứ Wales, một trường hợp tử vong đã được báo cáo nguyên nhân chính là do các biến cố bất lợi của vaccine gây ra. Ngoài ra họ không thể tìm thấy yếu tố nào khác có thể gây tử vong.

Úc: 14 trường hợp tử vong

Tính đến tháng Một, cơ quan quản lý dược phẩm Úc, Cơ quan quản lý hàng hóa trị liệu đã liệt kê 14 trường hợp tử vong có liên quan đến vaccine ngừa COVID-19.

13 trong số những trường hợp tử vong này xảy ra sau liều vaccine AstraZeneca đầu tiên, trong khi trường hợp tử vong cuối cùng là viêm cơ tim do mũi bổ sung Moderna.

New Zealand: 4 trường hợp tử vong

Bộ Y tế New Zealand đã liệt kê bốn trường hợp tử vong do vaccine mRNA của Pfizer.

Bộ này không thể xác nhận liệu bốn trường hợp tử vong có phải trực tiếp do chích ngừa hay không, nhưng xác định rằng ít nhất ba trong số bốn người tử vong do viêm cơ tim, bệnh này có thể liên quan trực tiếp đến vaccine Pfizer.

Thông tin chi tiết về các ca tử vong khác vẫn chưa được tiết lộ đầy đủ.

Nhật Bản: 1 trường hợp tử vong

Nhật Bản xác nhận trường hợp tử vong đầu tiên do vaccine ngừa COVID-19 vào ngày 10/03, sau 2,000 báo cáo về trường hợp tử vong hậu vaccine.

Một báo cáo do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố cho biết rằng “không thể phủ nhận mối quan hệ nhân quả” giữa vaccine và cái chết của người phụ nữ 42 tuổi.

Người phụ nữ này đã tử vong vì phù phổi.

Ấn Độ: 15 trường hợp tử vong

Tính đến tháng Hai, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ đã ghi nhận 15 trường hợp tử vong có liên quan đến chích ngừa COVID-19 trong cơ sở dữ liệu về Biến cố Bất lợi sau Chích ngừa (AEFI).

Tất cả 15 trường hợp tử vong đều có liên quan đến vaccine AstraZeneca, trong đó huyết khối được ghi nhận là biến cố bất lợi phổ biến nhất. Những trường hợp tử vong do xuất huyết não và sốc phản vệ cũng được ghi nhận.

Hơn 400 trường hợp tử vong ở những người được chích ngừa vaccine COVID-19 đã được báo cáo cho hệ thống AEFI.

Singapore: 1 trường hợp tử vong

Ngày 17/02, cơ quan điều tra liên bang Singapore đã tuyên bố xác nhận trường hợp tử vong đầu tiên có thể liên quan đến vaccine.

Đó là một người đàn ông Bangladesh 28 tuổi, qua đời vào ngày 09/07/2021, ba tuần sau khi chích vaccine Moderna. Anh đột quỵ khi đang làm việc và được chẩn đoán bệnh viêm cơ tim.

Tuyên bố viết: “Sau khi xem xét hết các khả năng có thể xảy ra, nguyên nhân tử vong có lẽ liên quan đến việc chích ngừa COVID-19.”

Nam Phi: 2 trường hợp tử vong

Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Nam Phi (SAHPRA) xác nhận rằng vaccine J&J có liên quan đến hai trường hợp tử vong.

Vào ngày 13/09/2022, SAHPRA xác nhận trường hợp tử vong thứ hai sau khi chích ngừa. Cả hai bệnh nhân đều chết vì hội chứng Guillain-Barré (GBS) sau khi chích ngừa.

SAHPRA viết trong một tuyên bố: “Nguyên nhân tử vong được Ủy ban Chuyên gia An toàn chích ngừa Quốc gia (NISEC) đánh giá dựa trên hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.”

“Sau khi tiến hành điều tra và đánh giá nguyên nhân, ca tử vong này được phân loại là có liên quan đến vaccine. Các triệu chứng xuất hiện trên bệnh nhân chích vaccine phù hợp với chẩn đoán hội chứng GBS và không có nguyên nhân nào khác có thể gây ra GBS được xác định tại thời điểm bị bệnh.”

Đình chỉ chích ngừa COVID-19

Những lo ngại về tác dụng phụ và các biến cố bất lợi chưa được nghiên cứu kỹ đã khiến các chuyên gia y tế từ các quốc gia trên thế giới kêu gọi đình chỉ vaccine ngừa COVID-19. Kể từ khi khai triển vào năm 2021, một số quốc gia đã dần dần đình chỉ và hạn chế sử dụng một số loại vaccine.

AstraZeneca

Vaccine của AstraZeneca đã nhận được sự chấp thuận có điều kiện ở Anh vào tháng 12/2020 và ngay sau đó đã được khai triển khắp châu Âu.

Bắt đầu từ tháng 03/2021, các báo cáo về huyết khối, tắc mạch phổi và các trường hợp tử vong sau đó bắt đầu xuất hiện ở Áo sau khi chích vaccine AstraZeneca, khiến nước Áo phải tạm dừng một đợt vaccine AstraZeneca vào ngày 07/03 để điều tra.

Vào ngày 11/03/2021, Na Uy, Đan Mạch và Iceland tuyên bố rằng họ sẽ đình chỉ hoàn toàn vaccine này cho đến khi có thêm bằng chứng về các tác dụng phụ tiềm ẩn. Các quốc gia khác, bao gồm Romania, Ireland, Thụy Điển, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác cũng áp dụng lệnh đình chỉ tạm thời đối với lô hàng.

Đến ngày 07/04/2021, ủy ban an toàn của Cơ quan Dược phẩm Âu Châu đã liệt kê các huyết khối bất thường kèm theo lượng tiểu cầu trong máu thấp là một tác dụng phụ rất hiếm gặp của vaccine AstraZeneca.

Sau khi cập nhật về tác dụng phụ, Na Uy và Đan Mạch đã ngừng sử dụng vaccine vĩnh viễn.

Johnson & Johnson

J&J đã nhận được giấy phép khẩn cấp và có điều kiện lần lượt ở Hoa Kỳ và Châu Âu vào tháng 02/2021 và tháng 03/2021.

Giống như AstraZeneca, J&J là một loại vaccine adenovirus và nó cũng gây ra các tác dụng phụ tương tự như huyết khối, giảm tiểu cầu và hội chứng Guillain-Barré.

Những lo ngại về huyết khối lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 04/2021. Như là một hành động đáp trả với các báo cáo này, Đan Mạch đã loại J&J khỏi chương trình chích ngừa của mình, mặc dù mọi người vẫn có thể chọn chích vaccine nếu họ muốn.

Tại Hoa Kỳ, J&J chỉ giới hạn cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Moderna

Một số quốc gia Bắc Âu, bao gồm Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan, đã đình chỉ sử dụng vaccine Moderna COVID-19 ở giới trẻ vì lo ngại về bệnh viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.

Vào ngày 06/10/2021, Thụy Điển tuyên bố đình chỉ vaccine Moderna ở những người sinh từ năm 1991 trở lên, mặc dù nước này mô tả nguy cơ bị tác dụng phụ là “rất thấp.”

Chuyên gia đặt ra câu hỏi: Tử vong do vaccine không phải mRNA phổ biến hơn?

Mặc dù hầu hết các quốc gia đều liên kết các trường hợp tử vong và có hành động chống lại vaccine AstraZeneca hoặc J&J, cho thấy chúng có thể kém an toàn hơn các loại vaccine mRNA phổ biến hơn, nhưng bà Kim Witczak, chủ tịch nhóm vận động an toàn Dược Woody Matters và đại diện người tiêu dùng tại Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thuộc Ủy ban cố vấn của Cơ quan quản lý (FDA) về phương pháp điều trị mới đã suy đoán về việc liệu động cơ chính trị có phải là yếu tố chính thúc đẩy sự phổ biến của vaccine hay không.

Việc thiếu thông tin chính thức từ chính phủ và các cơ quan y tế chỉ hướng người ta tin rằng vaccine mRNA có thể an toàn hơn vaccine adenovirus, mặc dù độ an toàn của chúng đang bị nghi ngờ.

Giáo sư Linda Wastila từ Đại học Maryland, người có chuyên môn về dược lý trị liệu và chính sách thuốc, nói với The Epoch Times rằng: “Hoa Kỳ là quốc gia có tỷ lệ sử dụng [vaccine] mRNA do Pfizer và Moderna sản xuất cao nhất,” hơn 650 triệu liều vaccine hãng Pfizer và Moderna đã được chích.

Tuy nhiên vẫn có những nước đi ngược lại xu hướng đó, giáo sư Wastila lưu ý rằng các quốc gia khác, bao gồm Ấn Độ, Anh, Canada và nhiều quốc gia Âu Châu khác đã ban hành chính sách ủng hộ vaccine không phải mRNA.

Ấn Độ không mua bất kỳ loại vaccine mRNA nào. Nước này đã đàm phán với Pfizer nhưng hai bên bất đồng quan điểm về việc bồi thường khi vaccine có vấn đề. Sau khi liệt kê các phản ứng bất lợi có thể xảy ra hậu vaccine, Ủy ban Chuyên gia Ấn Độ cũng ra phán quyết rằng không nên cấp phép sử dụng khẩn cấp với [vaccine] Pfizer, do đó cuối cùng [Pfizer] đã rút đơn đăng ký. Canada là quốc gia đầu tiên cấp phép đầy đủ cho vaccine J&J. Vaccine AstraZeneca COVID-19 là sản phẩm của sự hợp tác giữa AstraZeneca và Oxford ở Anh, điều này gợi ý lý do tại sao loại này cũng được ưa chuộng hơn vaccine mRNA.

Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, các loại vaccine không phải mRNA dường như phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của các cơ quan quản lý y tế, như trường hợp của Novavax, một loại vaccine dạng protein, theo giáo sư Wastila.

Thiếu điều tra

Trong khi Na Uy, Brazil và nhiều quốc gia khác đã công khai thừa nhận các trường hợp tử vong sau chích vaccine mRNA cần phải được điều tra, thì các cơ quan y tế liên bang Hoa Kỳ lại không có sự thừa nhận công khai nào như vậy.

Báo cáo độc quyền của The Epoch Times về CDC cho thấy cơ quan này đã không thực hiện phân tích khai thác dữ liệu trên cơ sở dữ liệu VAERS (Báo cáo Biến cố Bất lợi của Vaccine) mặc dù đã hứa sẽ thực hiện điều đó vào tháng 01/2021. Người phát ngôn của CDC nói với The Epoch Times rằng phân tích này chỉ mới bắt đầu vào ngày 25/02/2022: gần một năm rưỡi sau khi hứa hẹn.

Nghiên cứu của nhà toán học ứng dụng và toán sinh Jessica Rose cho thấy rằng năm 2021 chứng kiến ​​sự gia tăng đột biến lớn nhất các báo cáo trên hệ thống VAERS, đặc biệt là liên quan đến vaccine COVID-19. Xu hướng tương tự này cũng có thể được nhìn thấy trong số lượng báo cáo VAERS từ năm 2020 đến năm 2022. Giáo sưu Witczak nói: “Những người phê chuẩn những loại thuốc này cũng chính là những người đang xem xét dữ liệu, vì vậy chúng ta cần những người hoàn toàn không liên quan tới kết quả và sẵn sàng nghiên cứu.” “Nếu không có sự tìm tòi, quý vị sẽ không bao giờ tìm thấy … Nhưng một lần nữa, công việc này cần phải được đào sâu vào và thực sự tìm hiểu sâu, nghiên cứu sâu và bảo đảm không có sự can thiệp thay đổi dữ liệu.”

Các dấu hiệu về tác dụng phụ tiềm ẩn khác

Dấu hiệu cho các tác dụng phụ tiềm ẩn khác có thể sắp xảy ra.

Tháng 08/2021, Cơ quan Dược phẩm Âu Châu tiết lộ rằng họ đang điều tra mối liên hệ giữa vaccine mRNA và một chứng rối loạn da hiếm gặp, cũng như hai căn bệnh về thận.

Vào tháng Một, Dữ liệu An toàn vaccine (VSD) của CDC đã phát hiện đủ số ca đột quỵ ở những người từ 65 tuổi trở lên để kích hoạt cảnh báo an toàn, cho thấy rằng những người đã được chích liều bổ sung lưỡng trị (bảo vệ chống lại hai hay nhiều chủng COVID-19 đột biến) có nhiều khả năng nhồi máu cơ tim trong vòng 21 ngày hoặc từ 22 đến 42 ngày sau khi chích ngừa, mặc dù tín hiệu này cũng có thể liên quan đến việc chích vaccine cúm kết hợp.

Một số biến cố bất lợi không chính thức nhưng được ghi chép đầy đủ sẽ được trình bày lần lượt trong các bài viết tiếp theo của loạt bài này. Các câu chuyện sẽ bao gồm lời kể của những cá nhân phải chịu đựng những biến cố như vậy, chi tiết bệnh án và các tài liệu y văn khác.

Tiếp theo: Dân biểu tiểu bang New Hampshire Mike Belcher, Đảng Cộng Hòa, đã bị chứng đau nửa đầu ở mắt trong gần hai năm. Vào tháng 04/2021, ông đã chích mũi vaccine Pfizer COVID-19 mRNA đầu tiên và kể từ đó, mọi thứ không còn như trước.

Công Thành biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Marina Zhang
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Marina Zhang là một cây viết về sức khỏe của The Epoch Times, cư trú tại New York. Tốt nghiệp cử nhân y sinh học tại Đại học Melbourne, cô chuyên đưa tin về các câu chuyện về COVID-19 và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Quý vị có thể liên lạc với cô qua [email protected].
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn