Nghiên cứu: Bệnh lý tuyến giáp có liên quan đến vaccine COVID-19

Một nghiên cứu gần đây của Ấn Độ cho biết các rối loạn tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp, có thể liên quan đến vaccine COVID-19 như những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Các tác giả nghiên cứu từ Đại học Banaras Hindu đã xác định được 75 trường hợp rối loạn tuyến giáp sau khi chích ngừa COVID-19. Bệnh nhân COVID-19 đã chích ngừa sau khi khỏi bệnh có thêm nguy cơ gặp phải các phản ứng bất lợi và sự tồn tại của các phản ứng đó.

Mặc dù nghiên cứu chỉ điều tra các loại vaccine vector của AstraZeneca và Covaxin của công ty công nghệ sinh học Bharat Biotech của Ấn Độ, cả hai loại vaccine này đều không có sẵn ở Hoa Kỳ, nhưng các trường hợp viêm tuyến giáp riêng biệt “tồn tại trong giai đoạn đầu chích ngừa COVID-19, phần lớn là sau chích vaccine mRNA,” các tác giả đã viết trong bản tóm tắt nghiên cứu.

Bác sĩ nội khoa và y học chức năng, Tiến sĩ Yusuf Saleeby của Carolina Holistic Medicine cho biết ông dự kiến sẽ có những phản ứng tương tự từ cả vaccine COVID-19 vector và vaccine COVID-19 mRNA vì cả hai đều bắt cơ thể sản xuất ra protein gai.

Tiến sĩ Saleeby cho biết, “Tôi thấy bệnh suy giáp xảy ra trong 90% trường hợp” đối với những bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp sau khi chích ngừa. Một số người ban đầu có dấu hiệu cường giáp và sau đó phát triển thành bệnh suy giáp.

Tiến sĩ Saleeby lý luận rằng protein gai có thể làm xáo trộn cơ chế vòng phản hồi bình thường giữa tuyến giáp và các cơ quan nội tiết khác, làm gián đoạn quá trình sản xuất nội tiết tố.

Một nghiên cứu vào tháng 05/2020 cho thấy các kháng thể được hình thành chống lại protein gai có thể liên kết mạnh với protein tuyến giáp, có thể gây ra tổn thương tuyến giáp tự miễn. Một nghiên cứu tiếp theo vào năm 2021 cho thấy các kháng thể của con người được hình thành chống lại protein gai có thể phản ứng với các mô tuyến giáp.

Suy giáp và cường giáp

Suy giáp đề cập đến tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone.

Suy giáp thường xảy ra như một phần của bệnh tự miễn, trong đó cơ thể tấn công tuyến giáp của chính mình.

Vì hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm về quá trình chuyển hoá của cơ thể, nghĩa là đốt cháy năng lượng, suy giáp thường liên quan đến các triệu chứng chuyển hóa giảm hoặc không đủ, như tăng cân và nhịp tim chậm.

Cường giáp thì ngược lại; tuyến giáp sản xuất hormone quá mức nên thường liên quan đến các dấu hiệu tăng chuyển hóa chẳng hạn như giảm cân và nhịp tim tăng nhanh.

Cả hai tình trạng đều có chung các triệu chứng khác nhau, bao gồm tuyến giáp to, mệt mỏi, rụng tóc và rối loạn chức năng tình dục.

Suy giáp mới khởi phát

Những người tham gia nghiên cứu được theo dõi từ năm 2022 đến năm 2023. Hơn một nửa có rối loạn chức năng tuyến giáp từ trước, hầu hết trong số đó là suy giáp.

Các tác giả đã viết: “Các đợt bùng phát thường xảy ra… sau liều vaccine COVID-19 thứ 2,” đồng thời cho biết thêm rằng chúng có xu hướng xuất hiện lần lượt vào khoảng 5, 28 và 13 tuần sau liều đầu tiên, thứ hai và liều bổ sung.

Những bệnh nhân được chích vaccine sau khi hồi phục COVID-19 có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe dai dẳng hơn.

Bệnh suy giáp sau chích vaccine mới khởi phát đặc biệt nổi bật, chiếm khoảng 1/3 số trường hợp, chủ yếu ở nữ giới. Hơn 77% trường hợp xảy ra sau liều thứ hai và thời gian khởi phát trung bình là tháng thứ tư sau chích ngừa.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh suy giáp bao gồm sưng toàn thân, kinh nguyệt bất thường, tăng cân và mệt mỏi.

Một số trường hợp cường giáp cũng đã được báo cáo.

Rối loạn tuyến giáp sau khi chích ngừa COVID-19 và vaccine COVID mRNA

Các nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa đưa ra ước tính chính xác về tỷ lệ rối loạn tuyến giáp sau khi chích ngừa COVID-19 và không phải tất cả các báo cáo về rối loạn tuyến giáp đều có liên quan chắc chắn đến vaccine COVID-19.

Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu điều tra tác động của vaccine mRNA COVID-19 đối với tuyến giáp được công bố.

Các mối liên hệ phổ biến nhất được báo cáo là viêm tuyến giáp bán cấp, nghĩa là viêm tuyến giáp và bệnh Graves, một bệnh tự miễn dịch có thể dẫn đến cường giáp.

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận tình trạng viêm tuyến giáp bán cấp vài ngày sau khi sau chích vaccine mRNA.

Một nghiên cứu của Nhật Bản được công bố vào tháng 05/2023 đã xác định được bệnh Graves ba tuần sau khi chích COVID-19 vaccine mRNA.

Bệnh nhân đến phòng cấp cứu một tuần sau khi chích COVID-19 vaccine mRNA mũi thứ hai. Các tác giả nghiên cứu nghi ngờ bệnh viêm cơ tim hậu vaccine, nhưng bệnh nhân không có dấu hiệu gì.

Hai tuần sau, bệnh nhân có biểu hiện sụt cân, đánh trống ngực và run tay. Sau khi được xét nghiệm hormone tuyến giáp, bệnh nhân này được chẩn đoán bệnh Graves.

Một năm sau, hormone tuyến giáp của bệnh nhân vẫn chưa trở lại bình thường và vẫn tiếp tục dùng thuốc.

Một nghiên cứu khác của Nhật Bản được công bố vào tháng MỘt đã theo dõi 70 nhân viên y tế sau liều vaccine ngừa COVID-19 thứ hai và thứ ba.

Sau liều thứ ba, TgAb, một loại kháng thể được hình thành chống lại protein tuyến giáp, đã tăng đáng kể về mặt thống kê. Protein này có liên quan đến bệnh Graves.

Các tác giả nghiên cứu viết: “Sự gia tăng TgAb có liên quan đến tiền sử… bệnh tuyến giáp.”

Các bệnh suy giáp sau chích vaccine COVID cũng đã được báo cáo trong một số nghiên cứu trường hợp.

Một nghiên cứu của Mỹ đã báo cáo trường hợp một phụ nữ 50 tuổi khỏe mạnh được chẩn đoán bị bệnh suy giáp rõ ràng ba tuần sau khi chích vaccine Pfizer. Các tác giả báo cáo rằng bệnh nhân đã “tăng cân 7 pound (khoảng 3kg) trong sáu tuần kể từ liều đầu tiên.”

Nghiên cứu ở Đài Loan cũng báo cáo một trường hợp ngẫu nhiên bị bệnh Hashimoto — tình trạng suy giáp — một tháng sau khi chích vaccine mRNA COVID-19.

Bằng chứng mâu thuẫn

Các nghiên cứu khác đã kết luận rằng chích ngừa COVID-19 không liên quan đến bệnh cường giáp và bệnh Graves.

Một nghiên cứu của Israel được công bố vào tháng Mười đã so sánh hơn 700 bệnh nhân bị bệnh Graves với hơn 1,400 người khỏe mạnh. Các tác giả kết luận rằng những người được chích ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19, không có mối liên hệ đáng kể nào với rối loạn tuyến giáp.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những người hành nghề y tế có xu hướng nhận thấy nguy cơ gặp các phản ứng bất lợi tăng lên khi dùng liều lặp lại.

Tiến sĩ Saleeby cho biết, “Tôi nhận thấy tuyến giáp bị suy giảm chức năng nhiều hơn khi bệnh nhân càng bị nhiễm trùng COVID-19 và/hoặc họ càng được chích ngừa nhiều hơn. Không thể định lượng tình trạng nào là xấu hơn. Nhưng số lần ‘nhiễm trùng’ hoặc ‘chích ngừa’ mà họ gặp phải càng nhiều thì tình trạng của họ càng trở nên xấu hơn.”

Thu Anh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Marina Zhang
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Marina Zhang là một cây viết về sức khỏe của The Epoch Times, cư trú tại New York. Tốt nghiệp cử nhân y sinh học tại Đại học Melbourne, cô chuyên đưa tin về các câu chuyện về COVID-19 và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Quý vị có thể liên lạc với cô qua [email protected].
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn