Tỷ lệ bệnh tiểu đường loại 1 ở người trẻ tuổi có liên quan đến COVID-19 đang gia tăng & Cách dự phòng

Các biến cố bất lợi của vaccine COVID đã bị bỏ qua (Phần 9)

Mặc dù huyết khối có khả năng gây tử vong và viêm cơ tim đã được thừa nhận là tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine COVID-19, nhưng thực tế vaccine COVID-19 vẫn còn có nhiều biến cố bất lợi tiềm ẩn trên nhiều cơ quan khác nhau.

Trong loạt bài này, chúng tôi đánh giá một số biến cố bất lợi ít được biết đến nhưng được liệt kê trong nhiều tài liệu nghiên cứu cũng như xuất hiện trong nhiều phòng khám và quan trọng hơn là cách điều trị và giảm thiểu nguy cơ.

Theo nghiên cứu mới đây, bệnh tiểu đường loại 1 đang có sự gia tăng bất thường ở trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới trong suốt đại dịch COVID-19.

Một phân tích gộp 42 nghiên cứu về bệnh tiểu đường liên quan đến gần 38,000 người dưới 19 tuổi. Báo cáo được đăng trên Tập san của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, cho thấy số trường hợp bị bệnh tiểu đường loại 1 so với trước đại dịch tăng 14% vào năm 2020 và 27% vào năm 2021.

Hơn nữa, nghiên cứu nhấn mạnh có sự gia tăng tỷ lệ bệnh tiểu đường loại 2 và nhiễm toan ceton, một biến chứng nghiêm trọng xuất hiện phổ biến ở tiểu đường loại 1, sau khi đại dịch bắt đầu.

Mối liên quan giữa COVID và bệnh tiểu đường loại 1

Theo các tác giả của nghiên cứu, mối liên quan chính xác giữa COVID-19 và nguy cơ cao hơn bị tiểu đường vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số bác sĩ không đồng tình với ý kiến trên.

Bệnh tiểu đường loại 1 được coi là bệnh tự miễn, biểu hiện bằng việc cơ thể tự tấn công các tế bào beta tuyến tụy, có chức năng chủ yếu là sản xuất insulin.

Tiến sĩ Paul Marik, bác sĩ chăm sóc đặc biệt, cựu giáo sư tại Trường Y khoa Đông Virginia, đồng thời là đồng sáng lập của Frontline COVID-19 Critical Care Alliance, nói với The Epoch Times rằng, nhiễm virus và chích vaccine là những yếu tố khởi phát của bệnh tự miễn, và COVID-19 cũng như vaccine COVID không phải là ngoại lệ.

Nhiều báo cáo ghi nhận một lượng lớn người bị tiểu đường loại 1 sau khi nhiễm COVID-19 hoặc chích vaccine.

Theo Tiến sĩ Marik, protein gai trong virus SARS-CoV-2 và trong cơ thể hậu chích vaccine rất có khả năng gây nên bệnh tự miễn.

Tiến sĩ Flavio Cadegiani, chuyên gia nội tiết và nhà nghiên cứu tại Đại học Liên bang São Paulo ở Brazil, nói với The Epoch Times qua email, “Một số giả thuyết cho rằng protein gai SARS-CoV-2 là tác nhân có khả năng nhất gây ra bệnh tiểu đường loại 1.”

Vai trò chính của protein gai COVID-19 là gắn với thụ thể ACE-2 trên bề mặt và xâm nhập vào tế bào. Các tế bào beta tuyến tụy, có thụ thể ACE-2, dễ bị nhiễm trùng và bị phá hủy bởi sự xâm nhập của protein gai.

Protein gai cũng tương tự như protein của người, và sự hiện diện này sẽ khiến cơ thể sản xuất ra kháng thể không chỉ nhắm vào protein gai mà còn tấn công các mô cơ thể, bao gồm cả tuyến tụy.

Tiến sĩ Marik cho biết, hiện tượng bắt chước phân tử này thường hay gặp ở bệnh nhân bị tổn thương do vaccine và mắc hội chứng COVID kéo dài. Các nghiên cứu đã tìm ra tự kháng thể— là kháng thể tấn công mô hoặc tế bào của chính cơ thể—ở cả hai nhóm bệnh nhân.

Điều trị bệnh tự miễn và tiểu đường loại 1

Tuy nhiên, chúng ta có thể giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng từ tình trạng tự miễn bằng một số cách.

1. Giải độc protein gai COVID-19

Protein gai góp phần gây ra bệnh tự miễn, nên bác sĩ có thể cân nhắc đến liệu pháp loại bỏ dạng protein gây viêm này.

Nghiên cứu cho thấy việc nhịn ăn có thể kích hoạt quá trình tự thực bào, là quá trình loại bỏ protein già cỗi, hư hỏng và ngoại lai.

Nhịn ăn gián đoạn và nhịn ăn kéo dài, thậm chí trong ba ngày, có thể “thiết lập lại” hệ miễn dịch, giúp làm giảm hoạt động tự miễn. Tuy nhiên, việc nhịn ăn không được khuyến khích cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai và cho con bú.

Các cách thải độc protein gai khác gồm ivermectin, một loại thuốc chống ký sinh trùng, và chất bổ sung N-acetylcystein.

2. Bổ sung vitamin D

Tình trạng thiếu vitamin D, vốn phổ biến ở Hoa Kỳ, có liên quan đến rối loạn tự miễn.

Nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D giúp giảm 22% nguy cơ tự miễn. Theo một nghiên cứu năm 2001, trẻ sơ sinh được cung cấp vitamin D có tỷ lệ bị bệnh tiểu đường loại 1 thấp hơn.

Vitamin D giúp giảm viêm và bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Một số nhà khoa học đã đề nghị lý thuyết rằng vitamin D giúp hệ miễn dịch phân biệt được những chất của bản thân và từ bên ngoài vào.

Vitamin D cũng liên quan đến việc cải thiện độ nhạy insulin.

3. Giảm lượng đường tiêu thu

Đường góp phần gây viêm và các nghiên cứu phát hiện người tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài có nguy cơ bị bệnh tự miễn cao hơn.

Việc cắt giảm lượng glucose và carbohydrate sẽ làm giảm nồng độ insulin, do đó ngăn cơ thể hình thành tự kháng thể chống lại tế bào beta tuyến tụy.

4. Hydroxychloroquine

Thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine còn có công dụng điều trị bệnh tự miễn mạnh mẽ thông qua cơ chế gắn với thụ thể ACE-2 và ngăn chặn sự xâm nhập của protein gai, đồng thời ngăn protein gai gây hại thêm cho cơ thể.

Thuốc hiện được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận cho bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa kinh niên, lupus ban đỏ hệ thống ở người trưởng thành và viêm khớp dạng thấp, cùng tất cả các bệnh tự miễn khác.

Các nghiên cứu cho thấy hydroxychloroquine cũng làm hạ đường huyết và giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 1. Việc dùng chloroquine, là dẫn xuất của hydroxychloroquine, ở bệnh nhân tiểu đường loại 1, có thể giúp giảm viêm.

5. Chất bổ sung từ thực vật

Các chất bổ sung có nguồn gốc từ thực vật như curcumin (chiết xuất từ củ nghệ) và berberine (hợp chất có vị đắng được tìm thấy trong rễ của một số cây như Mao lương hoa vàng, Hoàng liên gai và nho Oregon) cũng có đặc tính chống tiểu đường và giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1.

Curcumin có thể làm giảm đường huyết và nồng độ insulin, đồng thời giảm viêm và oxy hóa. Một số người cho rằng curcumin có thể ngăn hệ miễn dịch phản ứng thái quá.

Curcumin làm giảm tình trạng viêm trong ruột, trợ giúp cho tiêu hóa và sức khỏe đường ruột tổng thể. Đường ruột không khỏe có thể dẫn đến rối loạn miễn dịch, làm tăng nguy cơ tự miễn.

Berberine được phát hiện là có đặc tính hạ đường huyết mạnh. Berberine cũng có tác dụng bảo vệ tế bào beta tuyến tụy và cải thiện tình trạng kháng insulin.

Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường loại 1 hoặc 2 có thể bổ sung berberine. Những người dùng thuốc điều trị tiểu đường nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bổ sung berberine.

6. Thuốc tiểu đường metformin và liraglutide

Metformin là loại thuốc tiểu đường phổ biến giúp hạ đường huyết. Với bệnh tiểu đường loại 1, metformin làm tăng độ nhạy và tác dụng của insulin, đồng thời tăng hấp thu glucose ở ngoại vi.

Liraglutide giúp tăng cảm giác no và làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Các nghiên cứu cũng cho thấy loại thuốc này làm tăng khối lượng tế bào beta tuyến tụy, cải thiện chức năng và ngăn ngừa tế bào tử vong, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1.

Nam Khanh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Marina Zhang
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Marina Zhang là một cây viết về sức khỏe của The Epoch Times, cư trú tại New York. Tốt nghiệp cử nhân y sinh học tại Đại học Melbourne, cô chuyên đưa tin về các câu chuyện về COVID-19 và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Quý vị có thể liên lạc với cô qua [email protected].
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn