Vì sao tôi không ủng hộ cách bổ sung calcium?

Bạn có thể thắc mắc tại sao calcium không có trong danh sách bổ sung dinh dưỡng mà tôi ủng hộ, mặc dù đây là một trong số ít chất dinh dưỡng mà các bác sĩ thông thường khuyên bệnh nhân nên dùng, đặc biệt là phụ nữ, vì họ có nguy cơ bị bệnh loãng xương (loãng xương nhẹ), loãng xương cao hơn (mỏng xương nghiêm trọng hơn) và gãy xương.

Calcium chắc chắn là một khoáng chất thiết yếu tham gia vào nhiều quá trình sinh lý và rất quan trọng đối với sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe của xương. Ví dụ, nếu nồng độ calcium trong máu thấp, một tình huống gọi là “tetany” xuất hiện trong đó có thể xảy ra co thắt cơ không tự nguyện nguy hiểm. Nồng độ calcium thấp cũng có thể gây ra các bất thường về nhịp tim và co giật, một số trường hợp có thể gây tử vong.

Trong điều kiện bình thường, cơ thể bạn, đặc biệt là hormone tuyến cận giáp và vitamin D, điều hòa rất tốt nồng độ calcium trong máu: không quá cao, không quá thấp.

Nếu calcium trong máu có xu hướng giảm (hạ calcium máu), cơ thể bạn sẽ phản ứng bằng cách tăng tiết hormone tuyến cận giáp (PTH) từ tuyến cận giáp để huy động calcium dự trữ trong xương đồng thời giảm mất calcium qua nước tiểu và tăng hấp thu calcium từ ruột non.

Nếu calcium quá cao (tăng calcium máu), PTH sẽ bị ức chế để giảm lượng calcium huy động từ các cơ quan này. Thiếu vitamin D sẽ làm tăng mức PTH, từ đó có thể dẫn đến loãng xương và sỏi thận.

Chúng ta cũng mất calcium mỗi ngày qua nước tiểu và phân. Bởi vì cơ thể con người không sản xuất ra calcium nên chúng ta phải dựa vào thức ăn chứa nhiều calcium để bổ sung khoáng chất này cho cơ thể.

Vậy, nếu khoáng chất này rất quan trọng đối với sức khỏe thì tại sao cách bổ sung calcium lại không nằm trong phác đồ điều trị của tôi? Đây là lý do:

  • Khi bạn loại bỏ lúa mì và ngũ cốc khỏi khẩu phần ăn uống, bạn sẽ loại bỏ phytate có nguồn gốc từ ngũ cốc có chức năng liên kết calcium, khiến bạn thải khoảng 50% lượng calcium trong thức ăn qua đường tiêu hóa. Nghĩa là loại bỏ lúa mì và ngũ cốc làm tăng đáng kể sự hấp thụ calcium.
  • Gluten từ lúa mì và các protein liên quan từ các loại ngũ cốc khác gây ra calcium niệu (tức là mất calcium qua nước tiểu). Trong một nghiên cứu, việc tăng tiêu thụ lúa mì làm tăng lượng calcium mất đi qua nước tiểu ít nhất 63%. Do đó, việc loại bỏ các nguồn gluten sẽ làm giảm sự mất calcium qua nước tiểu.
  • Vitamin D là yếu tố kiểm soát chính đối với sự hấp thụ calcium ở ruột non. Không có vitamin D, calcium ở ruột không được hấp thu. Bổ sung vitamin D làm tăng hấp thu calcium ở ruột từ các thực phẩm như bông cải xanh, các loại hạt và các loại đậu. Do đó, việc phục hồi Vitamin D là trọng tâm trong các chương trình của tôi, với liều lượng được thiết kế để đạt được mức mà tôi tin là mức lý tưởng từ 60 đến 70ng/ml vitamin D 25-OH.
  • Các “probiotic” đường ruột làm tăng hấp thu calcium ở ruột bao gồm Lactobacillus, Bifidobacteria, Clostridia và Streptococcus. Ngược lại, sự phát triển quá mức của vi khuẩn ruột non (Chứng Loạn Khuẩn Ruột SIBO) làm suy yếu sự hấp thụ calcium và do đó thường liên quan đến tình trạng loãng xương và gãy xương. Do đó, nỗ lực khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh là một phần chính trong các chương trình của tôi.
  • Việc tiêu thụ chất xơ prebiotic (galactooligosaccharides, fructooligosaccharides, inulin, và các loại khác), như chúng tôi thực hiện trong các chương trình của mình, làm tăng sự hấp thu calcium ở ruột. Điều này cũng dẫn đến tăng sản xuất butyrate trong ruột, giúp tăng cường hấp thu calcium ở ruột hơn nữa. Việc đưa các thực phẩm lên men — kim chi, kefir, rau lên men — trong cách ăn của tôi cũng làm tăng butyrate trong đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ calcium.
  • Việc bổ sung calcium có rất ít hoặc không có tác dụng làm tăng mật độ xương hoặc giảm tình trạng gãy xương do loãng xương.
  • Có bằng chứng sơ bộ (quan sát dịch tễ học) cho thấy liều lượng calcium “bolus” (tức là dùng liều lượng lớn cùng một lúc như một chất bổ sung dinh dưỡng) thay vì lượng nhỏ calcium trong thực phẩm tiêu thụ trong suốt một ngày sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và tử vong do bệnh tim mạch. Bằng chứng cũng cho thấy cách bổ sung calcium có thể làm tăng điểm calcium của động mạch vành.

Chúng tôi cũng bổ sung magnesium, giúp tăng mật độ xương. Chúng tôi phục hồi vi khuẩn đường ruột bị mất, Lactobacillus reuteri, qua việc tăng tiết oxytocin từ não, đã được chứng minh là làm giảm đáng kể tình trạng mất xương và bảo tồn mật độ xương.

Bạn có thể thấy rằng ý tưởng về cách bổ sung calcium đơn độc là quá đơn giản và bỏ qua nhiều yếu tố khác trong phương trình. Cách bổ sung calcium theo liều bolus nhiều hơn lượng bổ sung qua thức ăn không chỉ có hiệu quả tối thiểu hoặc không hiệu quả mà còn có thể gây nguy hiểm.

Vì vậy, sau đây là những thay đổi mà tôi ủng hộ để bảo đảm nồng độ calcium tối ưu trong cơ thể:

  • Hạn chế tối thiểu lúa mì và ngũ cốc, để giảm mức gluten và các protein liên quan
  • Bổ sung vitamin D để đạt nồng độ vitamin D trong máu 25-OH từ 60 đến 70ng/ml
  • Xây dựng lại hệ vi sinh vật bị hỏng và điều trị chứng loạn khuẩn ruột SIBO
  • Bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng chất xơ prebiotic, bao gồm cả thực phẩm lên men
  • Bổ sung magnesium và phục hồi L. reuteri với số lượng rất cao mang lại tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ trong việc duy trì — thậm chí xây dựng lại — sức khỏe của xương.

Bằng cách tham gia vào các chiến lược này, bạn đã vượt xa ý tưởng đơn giản về cách bổ sung calcium mà trong bối cảnh này hoàn toàn không cần thiết.

Thu Anh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn