Xua tan căng thẳng áp lực bằng sử dụng hiệu quả đồng hồ sinh học

Bạn luôn không có đủ thời gian? Bạn luôn thấy thời gian trôi qua quá nhanh mà chưa làm được việc gì có ích? Có thể là do lịch làm việc của bạn chưa tận dụng được tối đa chu kỳ sinh học hằng ngày của con người.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

7-9h: Thời gian phù hợp nhất để nói lời yêu thương

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, một chuyên gia người Mỹ đã phát hiện ra chất oxytocin có thể khiến cơ thể sản sinh ra cảm giác “yêu thương”, vì thế người ta gọi nó là “chất kích thích yêu thương”.

Sau này một nghiên cứu của Anh phát hiện ra mức oxytocin ở nam giới khá cao vào lúc sáng sớm, sau đó giảm dần trong ngày. Vì thế, khi vừa mới ngủ dậy là lúc phù hợp nhất để nói lời yêu thương. Thời gian này có thể gọi điện thoại về nhà hay nói những lời yêu thương với gia đình, bạn bè, người thân để họ cảm nhận được tình yêu của bạn.

9-11h30: Động não

Một cuộc nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện ra rằng tốc độ phản ứng của não vào buổi sáng ở đa số học sinh và người trưởng thành khá nhanh (mức độ nhạy cảm của não ở người già sẽ thấp hơn).

Đối với học sinh, đây là thời gian vàng cho việc học.

Đối với những người khác thì thời gian này được khuyên nên làm những công việc cần phải phân tích, tập trung hay sáng tạo, vì thế những người đi làm có thể sắp xếp những nhiệm vụ khó hoặc làm những công việc có tính đột phá vào khoảng thời gian này.

(Ảnh minh họa: Shutterstock)
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

11h30-13h30: Thời gian để ăn cơm, nghỉ trưa

Lời khuyên dành bạn là: sau bữa trưa nên dừng công việc lại, chợp mắt nghỉ ngơi một lúc.

Thứ nhất, sau khi ăn, thì một lượng lớn máu sẽ truyền đến dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa, vì thế não sẽ trở nên mơ hồ.

Thứ hai, sau một buổi sáng làm việc cần sử dụng nhiều năng lượng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, nếu làm việc vào lúc này thì tư duy sẽ chậm lại, cách tốt nhất là chúng ta hãy cứ nghỉ ngơi một lát.

Sau khi ăn có thể vận động hoặc đứng khoảng nửa tiếng, sau đó nghỉ trưa khoảng nửa tiếng để bổ sung năng lượng, chuẩn bị cho công việc vào buổi chiều.

13h30-14h30: Làm việc đơn giản

Xét về góc độ sinh lý, khi con người nghỉ ngơi, thần kinh giao cảm phụ sẽ phát huy tác dụng, có thể làm giảm nhịp tim, giúp giãn mạch máu, hạ huyết áp, giữ cho cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Sau khi tỉnh táo lại, thần kinh giao cảm đã bắt đầu tác dụng, nhịp tim tăng lên, mạch máu co lại, huyết áp tăng cao, cơ thể chuẩn bị trở lại trạng thái hoạt động.

Vì thế sau khi thức dậy không nên làm việc với cường độ cao, trước tiên nên làm những việc đơn giản để tỉnh ngủ. Trong khoảng thời gian này nên làm những việc đơn giản, không phải suy nghĩ nhiều, không quá phức tạp.

14h30-18h30: Làm những việc khá quan trọng

Lúc này cơ thể đã thoát khỏi “sự mơ màng”, tư duy cũng bắt đầu hoạt động, vì thế có thể làm những việc tương đối quan trọng trong ngày vào khoảng thời gian này.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, sau khi nghỉ trưa, nghỉ ngơi đầy đủ, tính cách của chúng ta sẽ trở nên hòa nhã hơn, dễ giao tiếp hơn, vì thế có thể làm những việc liên quan đến giao tiếp.

(Ảnh minh họa: Pixabay)
(Ảnh minh họa: Pixabay)

18h-20h: Nghỉ ngơi hợp lý

Lúc này, lượng melatonin trong cơ thể ở mức thấp nhất, công việc trong một ngày thường sẽ khiến chúng ta căng thẳng.

Sau khi tan sở, bạn hãy tạm rời xa công việc để não được thư giãn, thoát khỏi trạng thái căng thẳng.

Nếu có điều kiện thì tốt nhất là nên làm những việc hoàn toàn không có liên quan đến công việc như vận động cơ thể sẽ có lợi cho việc làm giảm áp lực, bạn có thể tập vài động tác thể thao, nấu cơm cho gia đình hoặc xem một vài chương trình giải trí.

20h-22h: Thời gian để “bảo dưỡng”

Một trong những tác dụng quan trọng của melatonin là điều tiết nhịp độ ngày và đêm, mức độ melatonin vào ban đêm cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.

Nghiên cứu cho thấy, mức melatonin trong cơ thể người có đặc điểm nhịp độ rất rõ ràng, thể hiện ở sự thay đổi mức độ cao thấp ngày và đêm.

Dưới ánh sáng, mức melatonin khá thấp, đến 8 giờ tối sẽ bắt đầu tăng lên và đạt mức cao nhất vào khoảng 3 giờ sáng, gần như gấp 7-8 lần so với ban ngày, 1 -2 tiếng sau đó lại bắt đầu giảm xuống và trở lại mức ban ngày vào khoảng 7 giờ sáng.

Vì thế, sau 8 giờ tối, cơ thể cần được chuẩn bị đi vào giấc ngủ. Trong giai đoạn này, bạn nên thư giãn, không nên suy nghĩ và đừng làm những việc kích thích thần kinh để cả cơ thể đều được nghỉ ngơi.

Sau khi não đã chuẩn bị cho giấc ngủ, hoạt động của các cơ quan bắt đầu chậm lại nhằm hỗ trợ bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ vào khoảng 11 giờ.

Thanh Mai

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn