Miễn dịch tự nhiên đang bị lãng quên hay miễn dịch do chích ngừa đang được cổ súy?

Các nhà nghiên cứu tiếp tục vật lộn với các câu hỏi về giá trị của vaccine so với khả năng miễn dịch tự nhiên.

Tại Hoa Kỳ, những người từ 16 tuổi trở lên đều đủ điều kiện chích ngừa COVID-19.

Trang HealthCare.gov, cơ quan đứng sau Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, đã thông báo một “tin tốt”. Họ cho biết chích ngừa là “một công cụ quan trọng giúp chấm dứt đại dịch và là biện pháp bảo vệ tốt nhất khỏi COVID-19”.

Miễn dịch thu được sau nhiễm COVID-19 kéo dài đến 8 tháng

Miễn dịch tự nhiên là kiến ​​thức thường quy trong nhiều năm. Quá trình này cũng cho thấy tạo ra kháng thể chống lại COVID-19. Theo nghiên cứu được tài trợ bởi Viện y học quốc gia (NIH) và được công bố vào tháng Giêng trên Tạp chí khoa học, hệ miễn dịch của hơn 95% những người hồi phục sau nhiễm COVID-19 có ký ức về virus kéo dài đến 8 tháng sau nhiễm.

Các biện pháp bảo vệ chặt chẽ là không cần thiết khi triệu chứng không nặng nề. Một nghiên cứu trên các cá nhân mắc COVID-19 mức độ nhẹ và hồi phục phát hiện ra rằng “các tế bào miễn dịch không chỉ tồn tại mà còn liên tục biệt hoá và phối hợp tốt trong thời gian lành bệnh, ngoài ra chúng còn trở nên bền bỉ hơn và thiết lập nên những ký ức mới về virus.”

Miễn dịch tự nhiên có tốt hơn chích ngừa không?

Một nghiên cứu từ Đan Mạch không cho là như vậy. Họ cho rằng miễn dịch do vaccine COVID-19 có thể hoạt động tốt hơn một chút so với miễn dịch tự nhiên, vì ngăn ngừa tái nhiễm khoảng 80% (so với hiệu quả 95% mà các nhà sản xuất vaccine tuyên bố.)

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng những ẩn số lớn vẫn còn đó. Ví dụ, nghiên cứu không xem xét mức độ nghiêm trọng của tái nhiễm của hai phương pháp miễn dịch. Vẫn còn quá sớm để nói khả năng miễn dịch tự nhiên tích lũy như thế nào bên cạnh lời hứa phòng ngừa của Pfizer, Moderna hoặc Johnson & Johnson, bởi vì căn bệnh mà họ dự phòng vẫn còn rất mới. Trong khi đó, dữ liệu so sánh còn rất ít ỏi.

Miễn dịch tự nhiên thường vượt trội hơn vaccine.

Trong một video được đăng vào tháng 03/2020, Tiến sĩ Paul Offit, giám đốc Trung tâm giáo dục vaccine và là giáo sư nhi khoa tại Bệnh viện nhi đồng Philadelphia, đã dùng chính mình làm ví dụ để xác nhận sự khác biệt giữa hiệu lực miễn dịch tự nhiên và vaccine. Tiến sĩ Offit giải thích rằng kháng thể bệnh sởi mà ông có khi mắc bệnh lúc nhỏ vào những năm 1950 “có lẽ lớn hơn gấp ba lần so với những gì trẻ em có được từ chích ngừa.”

Nhưng miễn dịch tự nhiên đi kèm với một rủi ro lớn: tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, nguy cơ nhập viện và nguy cơ tử vong.

Tiến sĩ Offit cho rằng, câu hỏi hay hơn là liệu vaccine có đủ tốt hay không. Liệu sự can thiệp y tế này có thể tạo ra phản ứng miễn dịch loại bỏ bệnh tật mà không kèm những rủi ro như miễn dịch tự nhiên không?

Một nghiên cứu được công bốt rên Tạp chí dịch tễ học Hoa Kỳ năm 1984 bổ sung một chi tiết quan trọng còn thiếu trong câu chuyện của Tiến sĩ Offit. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khả năng miễn dịch tự nhiên của những đứa trẻ đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các trường hợp mắc bệnh sởi ở Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019, Barbara Loe Fisher, người đồng sáng lập và chủ tịch của Trung tâm thông tin vaccine quốc gia, cho biết, khi thế hệ sau này có được miễn dịch tự nhiên kéo dài hơn, mạnh mẽ hơn thì không nhất thiết phải chích ngừa.

Khơi dậy niềm tin vào khả năng miễn dịch tự nhiên

Vaccine tạo ra một con đường miễn dịch mà không cần phải nhiễm bệnh.

Vấn đề khác là vaccine có thể thực sự là nguồn lây lan bệnh tật. Vào năm 2019, The Associated Press đã báo cáo nhiều trường hợp mắc bại liệt tại bốn quốc gia Phi Châu là do vaccine bại liệt.

Ngoài ra, vaccine có thể khiến chúng ta dễ mắc các bệnh khác ngoài bệnh đã chích ngừa. Hiện tượng này được gọi là “giao thoa virus,” điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vaccine tháng 1/2020. Nghiên cứu đã so sánh các trường hợp nhân viên bộ quốc phòng nhiễm virus đường hô hấp sau chích vaccine cúm.

Chích ngừa cúm không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nhưng có liên quan đáng kể với coronavirus không xác định. Nói cách khác, những người chích ngừa cúm có khả năng nhiễm coronavirus hơn.

Trong khi đó, khả năng miễn dịch tự nhiên có thể giúp chúng ta tránh khỏi các bệnh mới. Một nghiên cứu gần đây được công bốtrên Tạp chí bệnh truyền nhiễm cho thấy Human Rhinovirus, nguyên nhân gây ra cảm lạnh thông thường có thể kích hoạt phản ứng interferon ngăn chặn sự nhân lên của SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu báo cáo: “Mô phỏng toán học cho thấy sự tương tác giữa virus và virus này gây ảnh hưởng trên toàn bộ quần thể vì sự tăng lên của rhinovirus làm giảm số trường hợp nhiễm COVID-19 mới.”

Mặc dù các phương tiện truyền thông thường mô tả chích ngừa như một vấn đề mập mờ, vừa ủng hộ vừa chống lại việc sử dụng chúng, còn các ví dụ riêng lẻ thì phức tạp. Các chuyên gia y tế nói riêng thường ưu tiên một số loại vaccine hơn những loại khác.

Hơn 99% người dương tính với COVID-19 đã sống sót, cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên chống lại virus này là rất lớn. Nguy cơ mắc bệnh ở nhóm người này có thể đã được kiểm soát. Nhưng các quan chức dường như không quan tâm lắm đến việc khảo sát tác động này hoặc đánh giá cao sự chiến đấu của các kháng thể .

Ví dụ Lực lượng đặc nhiệm miễn dịch COVID liên bang Canada tin rằng việc sử dụng hộ chiếu vaccine “sẽ làm hạn chế khả năng miễn dịch, vì sẽ tạo ra nhiều bằng chứng khoa học có lợi cho vaccine hơn là miễn dịch tự nhiên”.

WHO đã thay đổi thuật ngữ miễn dịch cộng đồng

Vào 6/2020, Tổ chức Y tếThế giới (WHO) đã thay đổi định nghĩa về miễn dịch cộng đồng. Thuật ngữ này mô tả thời điểm khi có đủ số người miễn dịch với căn bệnh và không còn nguy cơ mắc bệnh. Trước đây, nó bao gồm những người có được kháng thể thông qua nhiễm trùng tự nhiên nhiên hoặc sau chích ngừa. Tuy nhiên, hiện nay định nghĩa mới của WHO cho rằng khả năng miễn dịch cộng đồng chỉ xảy ra thông qua việc chích ngừa.

CDC bác bỏ khả năng miễn dịch tự nhiên

Một phần lý do khiến các quan chức bác bỏ khả năng miễn dịch tự nhiên là do mỗi cá thể có thể phát triển miễn dịch tự nhiên khác nhau. Đó là lý do tại sao Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến khích những người đã bình phục sau khi nhiễm COVID cũng nên đi chích ngừa.

CDC tuyên bố rằng: “Tại thời điểm này, các chuyên gia không biết thời gian một người có thể miễn nhiễm sau COVID-19 được bao lâu. Miễn dịch tự nhiên, hay miễn dịch thu được sau nhiễm của mỗi người thì khác nhau. Một số bằng chứng ban đầu cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên không tồn tại lâu lắm.”

CDC thổi phồng các ưu điểm của vaccine

Vào 12/2020, CDC tuyên bố có bằng chứng chứng minh vaccine Pfizer có lợi cho người đã nhiễm COVID, nhưng cơ quan y tế này sau đó buộc phải thừa nhận tuyên bố là do nhầm lẫn khi một nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ ra rằng nghiên cứu này không chứng minh được lợi ích như vậy.

Khả năng miễn dịch tự nhiên đối với COVID-19 là đặc hiệu, như đối với các bệnh khác. Giống như vaccine (cần chích nhắc lại trong tương lai) không ai biết khả năng miễn dịch tự nhiên có thể tồn tại bao lâu đối với SARS-CoV-2, virus gây ra COVID-19. Nhưng một nghiên cứu công bố năm ngoái trên tạp chí Nature chỉ ra rằng những bệnh nhân hồi phục sau đợt bùng phát SARS đầu tiên vào năm 2003 vẫn có các tế bào T ghi nhớ đối với virus 17 năm sau đó.

Những tế bào Tự do miễn dịch tự nhiên này, vẫn có góp phần trong miễn dịch cộng đồng. Các nhà nghiên cứu phát hiện những cá nhân không có tiền sử bệnh SARS, COVID-19 hay tiếp xúc với những người bị SARS và/hoặc COVID-19 vẫn có các tế bào T đặc hiệu cho SARS-CoV-2.

Nhưng các quan chức cho biết ngay cả những người đã có khả năng miễn dịch đối với COVID-19 vẫn cần sự can thiệp của ngành công nghiệp dược phẩm.

Mọi người đều được khuyến khích chích ngừa, việc này có thể làm tăng nguy cơ đối với những người đã có miễn dịch tự nhiên mà không mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một nghiên cứu khảo sát cho thấy những người đã từng nhiễm COVID-19 tăng đáng kể tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của các phản ứng phụ sau khi chích vaccine so với những người không nhiễm bệnh.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vaccine mRNA (Pfizer và Moderna) gây ra các tác dụng phụ toàn thân nhẹ hơn, ít hơn so với vaccine vector virus(Johnson & Johnson) loại gây ra nhiều phản ứng tại chỗ hơn.

Do Conan Milner thực hiện
Trúc Đoàn biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn