Wi-Fi và các trường điện từ khác có thể liên quan đến vô sinh và sảy thai

EMF: Hiểm họa vô hình (Phần 5)

Trong loạt bài này, chúng ta sẽ khám phá các ảnh hưởng và tác động của trường điện từ lên bộ não và toàn bộ cơ thể con người như thế nào.

Phần 1: Tại sao các nhà khoa học lo lắng về mạng 5G?

Phần 2: Hội chứng vi sóng đang gia tăng một cách đáng lo ngại

Phần 3: Vì sao Wi-Fi, Bluetooth, điện thoại di động lại gây hại cho tế bào?

Phần 4: EMF có thể là tác nhân gây ung thư cho con người

Khi mức độ tiếp xúc với các thiết bị điện tử và không dây cũng như trường điện từ (EMF) tăng lên thì nỗi lo về tỷ lệ vô sinh và sảy thai ngày càng tăng. Điều này làm dấy lên câu hỏi về mối liên quan có thể xảy ra.

Vô sinh ngày càng ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi trong độ tuổi sinh sản; khoảng 1 trong 5 cặp vợ chồng phải vật lộn với tình trạng vô sinh và tỷ lệ sảy thai tăng 1% mỗi năm.

EMF và tổn thương cơ quan sinh sản

EMF từ các thiết bị không dây và điện tử có thể gây ra stress oxy hóa trong các tế bào nhạy cảm với các tín hiệu môi trường này.

Các cơ quan liên quan đến sinh sản dễ bị tổn thương do EMF và các nghiên cứu trên động vật đã thiết lập mối liên quan.

1. Cơ quan nội tạng của phụ nữ

Ở chuột cái, việc tiếp xúc toàn bộ cơ thể với EMF làm hỏng buồng trứng, mặc dù tác dụng tương tự không được tìm thấy ở người.

EMF được chứng minh là có tác dụng ức chế rụng trứng và làm hỏng dự trữ buồng trứng. Một số tần số EMF được chứng minh là có ảnh hưởng đến sự phát triển của nang trứng, từ đó có thể làm giảm khả năng sinh sản vì nang trứng giúp hình thành nên trứng để thụ tinh.

Phơi nhiễm với EMF cũng được chứng minh là kéo dài chu kỳ giao phối ở động vật.

2. Cơ quan nội tạng của nam giới

Nghiên cứu cho thấy bức xạ 4G có thể ảnh hưởng đến mô thận và tinh hoàn của động vật.

Một tổng quan được công bố trên Tập san Electronic Physician (Bác Sĩ Điện Tử) cho thấy phơi nhiễm EMF làm giảm và giết chết các tế bào chuột chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng. Việc phơi nhiễm EMF cũng làm phá vỡ DNA trong tế bào gốc phôi.

Rối loạn nội tiết tố

EMF có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến tùng, một tuyến chính điều chỉnh cân bằng nội tiết tố. Điều này làm giảm melatonin, một loại hormone chi phối chu kỳ thức dậy khi ngủ và các hormone sinh sản như estrogen và progesterone. Melatonin cũng tham gia sản xuất tinh trùng.

Tiến sĩ Elizabeth Lee Vliet là một chuyên gia y học dự phòng lưu ý rằng sự gia tăng EMF tần số vô tuyến diễn ra gần đây, dẫn đến nghiên cứu hạn chế về ảnh hưởng sức khỏe của EMF đối với cơ quan sinh sản của con người.

Tiến sĩ Vliet cho biết, “iPhone được phát minh vào năm 2007. Như vậy [thời gian là] chưa đủ lâu để nghiên cứu sâu rộng.”

Tiến sĩ Vliet khuyến nghị nên dùng các chất chống oxy hóa như vitamin C, D, E và melatonin để giúp ngăn ngừa tác hại của EMF. Chất chống oxy hóa chống lại quá trình oxy hóa do EMF gây ra, làm giảm căng thẳng cho tế bào và mô.

Mặc dù còn thiếu bằng chứng thuyết phục nhưng các phân tử này có thể can thiệp vào các tổn thương do EMF, ngăn ngừa căng thẳng tế bào và tổn thương mô.

EMF làm hỏng tinh trùng

Nhiều nghiên cứu, bao gồm cả con người, cho thấy việc phơi nhiễm EMF làm hỏng tinh trùng.

Giáo sư Geoffrey De Iuliis từ Đại học Newcastle chuyên về y học sinh sản cho biết, “Tinh trùng đặc biệt dễ bị oxy hóa.”

Các tế bào tinh trùng có một mục đích duy nhất: bơi nhanh và thụ tinh cho trứng. Do đó, tinh trùng có bào tương (một thành phần của tế bào chất) nhỏ, dẫn đến hầu như không có các chất chống stress oxy hóa do EMF gây ra.

Quá trình oxy hóa tiếp tục dẫn đến tổn thương DNA, suy giảm sức khỏe và khả năng vận động của tinh trùng. Các tác nhân bảo vệ DNA trong tinh trùng cũng bị hạn chế. Tinh trùng cũng có nhiều chất béo không bão hòa dễ bị oxy hóa hơn chất béo bão hòa trong màng để thuận lợi cho việc di chuyển.

Các nghiên cứu quan sát đã liên kết việc sử dụng điện thoại di động ngày càng tăng với nguy cơ vô sinh nam cao hơn.

Những người đàn ông dùng điện thoại ít thường xuyên hơn có lượng tinh dịch, số lượng, khả năng vận động, khả năng sống sót và cấu trúc bình thường của tinh trùng cao hơn. Ngược lại, việc dùng điện thoại từ 0 đến 2 tiếng, hoặc từ 2 đến 4 tiếng có liên quan đến sự suy giảm sức khỏe tinh trùng.

Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tinh trùng phơi nhiễm với cả ELF và EMF tần số vô tuyến có DNA và khả năng vận động bị suy giảm. Tinh trùng đặc biệt nhạy cảm với EMF của Wi-Fi chứ không phải 4G hay 5G.

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn những phát hiện này sẽ thay đổi ra sao trong cuộc sống thực. Ông De Iuliis cho biết mặc dù đã được công nhận, nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận về việc liệu quá trình oxy hóa có phải là nguyên nhân chính gây ra tổn thương EMF không.

Theo ông De Iuliis, ngay cả khi nhiệt độ tăng nhẹ, chỉ vài độ, cũng có thể gây ra những tác động tương tự đối với tế bào tinh trùng, dù ở động vật hay trong ống nghiệm.

Về mối liên quan giữa phơi nhiễm EMF và vô sinh nam, ông De Iuliis đã không quy kết dứt khoát hiện tượng này. Ông gợi ý rằng nếu có ảnh hưởng thì điều này có thể khó xảy ra do không có sự thay đổi đáng kể nào về tỷ lệ vô sinh kể từ khi điện thoại di động và thiết bị không dây ra đời.

Tuy nhiên, nhà dịch tễ học Devra Davis, cũng là nhà khoa học về sức khỏe môi trường, người sáng lập Tổ chức Ủy thác sức khỏe môi trường và là người đoạt giải Nobel Hòa bình, ủng hộ mối liên quan này. Bà nhấn mạnh rằng ngay cả những phát hiện từ các nghiên cứu trên động vật cũng có giá trị.

Bà nói rằng, “Mỗi loại thuốc mà chúng ta dùng thời nay đều được thử nghiệm trên động vật. Làm sao bạn có thể từ chối các nghiên cứu trên động vật khi dự đoán môi trường?”

Đối với những người đàn ông có liên quan, tiến sĩ Ramasamy khuyến nghị nên giảm mức sử dụng thiết bị và duy trì khoảng cách với các nguồn EMF không dây chính, chẳng hạn như điện thoại di động và tháp radio. Hơn nữa, tránh để điện thoại trong túi quần gần tinh hoàn.

Phơi nhiễm EMF và sảy thai

Kjell Hansson Mild, chuyên gia tư vấn bức xạ từ Đại học Umea University, nói với The Epoch Times rằng phơi nhiễm EMF khi mang thai có liên quan chặt chẽ với sảy thai.

Các nghiên cứu dịch tễ học về dị tật bẩm sinh và phá thai ở phụ nữ mang thai làm việc trong văn phòng cho thấy EMF phát ra từ màn hình máy tính có thể làm suy yếu khả năng sinh sản của con người.

Có lẽ nghiên cứu nổi tiếng nhất đến từ Kaiser Permanente ở California. Kết quả cho thấy phụ nữ tiếp xúc với mức độ từ trường cao hơn có nguy cơ sảy thai cao gần gấp ba lần so với những người tiếp xúc ít hơn.

Wi-Fi và các trường điện từ khác có thể liên quan đến vô sinh và sảy thai
(Ảnh: The Epoch Times)

Tác giả chính, tiến sĩ De-Kun Li là nhà dịch tễ học sinh sản và chu sinh tại Kaiser Permanente cho biết trong một thông cáo báo chí rằng, “Do hiện tại còn thiếu nghiên cứu về chủ đề này, chúng tôi không biết ngưỡng sinh học có thể gây ra các vấn đề và chúng tôi cũng chưa hiểu các cơ chế có thể làm tăng nguy cơ.”

Một nghiên cứu khác vào năm 2021 ở Iran kết luận rằng EMF có tần số trên 50Hz làm tăng nguy cơ sảy thai.

Mối liên quan giữa phơi nhiễm EMF và sảy thai đặt ra câu hỏi về rủi ro sức khỏe do tiếp xúc với siêu âm trong thai kỳ. Siêu âm cũng tạo ra các EMF. Các nghiên cứu cho thấy siêu âm có thể làm tăng quá trình oxy hóa, mặc dù vẫn chưa kết luận về tác dụng phụ của siêu âm đối với con người.

Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ viết trên trang web của trường rằng: “Hiện tại, không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy siêu âm có hại cho thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, có khả năng các tác động có thể được xác định trong tương lai. Vì lý do này, khuyến cáo rằng chỉ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có trình độ mới nên thực hiện các cuộc kiểm tra siêu âm vì lý do y tế.”

Tuy nhiên, rủi ro của các EMF có thể tiếp tục sau khi em bé ra đời. Một nghiên cứu của Tây Ban Nha cũng liên kết việc dùng điện thoại di động với việc tăng nguy cơ bị các vấn đề về hành vi ở con cái.

Phần tiếp theo: Bỏ qua EMF trong nhà, không chỉ Wi-Fi mà còn nhiều thiết bị điện tử có vẻ vô hại – Các cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro.

Công Thành biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Marina Zhang
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Marina Zhang là một cây viết về sức khỏe của The Epoch Times, cư trú tại New York. Tốt nghiệp cử nhân y sinh học tại Đại học Melbourne, cô chuyên đưa tin về các câu chuyện về COVID-19 và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Quý vị có thể liên lạc với cô qua [email protected].
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn