Viêm cơ tim: Trước đây hiếm gặp, hiện nay đã trở nên phổ biến

Là một bác sĩ tim mạch lâm sàng thực hành làm việc trong nhiều năm tại ba cộng đồng khác nhau, tôi hiểu rõ về viêm cơ tim(myocarditis). Tôi chỉ không bao giờ thấy nó [phổ biến như hiện nay].

Điển hình, tôi nhớ chỉ thấy MỘT phụ nữ trẻ bị suy tim sung huyết cấp tính, và kết quả siêu âm tim cho thấy tim bị giãn to và co bóp kém. Tình trạng như vậy được chẩn đoán là bệnh cơ tim sung huyết vô căn, tức là tim bị dãn lớn và hoạt động rất kém, và bạn không biết tại sao.

Sau khi điều trị cho cô ấy với các phác đồ kinh điển cho suy tim sung huyết thì tình trạng của cô ấy bắt đầu cải thiện. Điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là, sau sáu đến chín tháng theo dõi, siêu âm tim của cô ấy đã trở lại bình thường.

Hồi cứu lại, rõ ràng là cô ấy đã nhiễm một loại virus tác động vào tim. Viêm nhiễm do virus trong tế bào cơ tim của cô đã làm cho sức co bóp của tim giảm đến mức xuất hiện suy tim lâm sàng với tim to. Có lẽ, hệ thống miễn dịch non trẻ của cô cuối cùng đã “kích hoạt” và loại bỏ thủ phạm virus. Ngay cả khi tôi là một bác sĩ lâm sàng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân được giới thiệu từ các bác sĩ khác, cô ấy, là một ví dụ điển hình, đã đại diện cho toàn bộ trường hợp viêm cơ tim mà tôi đã chữa trị. Và khi đó chẩn đoán chỉ là một kết luận hồi cứu .

Viêm cơ tim và COVID

Ngày nay, bác sĩ tim mạch lâm sàng đang thường xuyên gặp bệnh nhân viêm cơ tim. Tài liệu khoa học chỉ ra rằng viêm cơ tim xảy ra khá thường xuyên ở các bệnh nhân mang protein gai COVID kinh niên.

Điều này được thấy ở nhiều người mắc COVID kéo dài, nhiều trong số đó đã được chích ngừa, cũng như một số lượng đáng kể các cá nhân đã được chích ngừa và chưa bao giờ nhiễm COVID.

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy vaccine mRNA (tạo ra protein gai [trong cơ thể]) gây ra viêm màng tim. Bất kể nguồn tiếp xúc ban đầu với protein gai là gì, nó có vẻ là lý do gây ra bệnh lý và triệu chứng được quan sát được nhìn thấy [ở bệnh nhân mắc] COVID kinh niên.

Mặc dù chưa được ghi nhận rõ ràng bởi bất kỳ nghiên cứu được thiết kế tốt nào trong tài liệu y khoa, nhiều tin đồn cho thấy rằng phát tán mRNA vaccine có thể xảy ra. Và một khi được truyền vào cơ thể, mRNA trực tiếp dẫn đến sản xuất protein gai.

Việc phát tán mRNA vaccine như vậy có nghĩa là protein gai được truyền gián tiếp, không trực tiếp, từ một người sang người khác thông qua hít thở hoặc các hình thức tiếp xúc da khác nhau.

Trong thực tế, tài liệu nội bộ của Pfizer còn cảnh báo về khả năng “phơi nhiễm với môi trường” do “hít thở hoặc tiếp xúc da” của mRNA trong vaccine được truyền từ một cá nhân đã được chích ngừa sang một người khác.

Hơn nữa, trong khi nhiều người cố gắng loại bỏ kiểu “phơi nhiễm” như vậy là không đáng kể để có tác dụng lâm sàng, khẳng định đó không thể được cho là đúng khi đối mặt với một tác nhân (protein gai) có khả năng sao chép một khi nó tiếp xúc với cơ thể.

Độc tính liên quan đến protein gai sẽ không phải do một lần phơi nhiễm, mà độc tính có thể kéo dài vô thời hạn do khả năng tái sản xuất này. Một độc tố có khả năng như vậy thực sự là ác mộng lâm sàng. Đánh giá quá cao tính toàn vẹn của ngành dược phẩm không bao giờ là một ý kiến hay.

Protein gai là phần của tác nhân gây bệnh COVID cho phép virus xâm nhập vào các tế bào khác nhau trong cơ thể. Sự xâm nhập này xảy ra sau khi protein gai kết hợp với các thụ thể ACE2 có mặt trên màng tế bào được tìm thấy trong nhiều mô và cơ quan.

Protein gai kết hợp với các thụ thể ACE2 trong phổi, tim và mạch máu đã được chứng minh là có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của nhiều nhiễm trùng COVID, cũng như tính chất của các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine protein gai.

Tử vong và biến chứng nghiêm trọng cũng đã xảy ra do huyết khối do vaccine gây ra trong tuần hoàn não mạch máu [11,12]. Đánh giá khám nghiệm tử thi trên nhiều cá nhân được chích ngừa và qua đời ngay sau đó đã cho thấy viêm màng tim mạch cấp tính (acute myocarditis) là nguyên nhân hợp lý duy nhất dẫn đến cái chết của họ.

Sự kết hợp đủ protein gai với các thụ thể ACE2 trên tế bào nội mô mạch máu (endothelial) đã liên tục dẫn đến tăng huyết khối. Những cục huyết khối này rất nhỏ ở một số người, điều đó có thể dẫn đến các mức độ tổn thương mô và cơ quan khác nhau tùy thuộc vào mức độ suy giảm lưu lượng máu tổng trong những khu vực đó].

Những cục huyết khối khác có thể tăng kích thước nhanh chóng và dẫn đến tử vong đột ngột. Protein gai có thể kích hoạt quá trình đông máu bằng cách kết hợp trực tiếp với các thụ thể ACE2 của các tiểu cầu trong máu. Ngoài ra, protein gai lưu hành chưa được kết hợp có vẻ cũng kích thích quá trình đông máu quá mức. Đáng chú ý rằng cả Pfizer và Moderna đều tự hào khẳng định rằng các công thức cuối cùng của họ cung cấp “đầy đủ” protein gai trong các mũi chích.

Nói một cách đơn giản,, viêm cơ tim, tức là viêm một số hoặc tất cả tế bào cơ tim, có thể xuất hiện khi protein gai kết nối với các mạch máu trong tim, với các tế bào cơ tim hoặc cả hai.

Ngay cả khi các mạch máu cơ tim bị ảnh hưởng một cách chọn lọc hơn, cuối cùng viêm cơ tim vẫn sẽ xảy ra do lưu thông của tim bị suy giảm dần do huyết khối và/hoặc do sự gia tăng sức đề kháng của dòng máu do viêm gây co thắt mạch máu.

Viêm cơ tim trước đại dịch (các trường hợp không liên quan đến sự hiện diện protein gai) thông thường không liên quan đến bất kỳ xu hướng huyết khối nào ngoài tình trạng viêm của các tế bào cơ tim bị ảnh hưởng.

Viêm cơ tim không gây khó khăn trong chẩn đoán khi nó xuất hiện theo cách điển hình.

  • Đau ngực và nhịp tim nhanh thường là các triệu chứng sớm nhất.
  • Nếu viêm cơ tim tiến triển nhanh chóng, các triệu chứng suy tim sung huyết (congestive heart failure), bao gồm khó thở và phù chân có thể xảy ra.
  • Không hiếm khi, nhiễm trùng đường hô hấp trên (upper respiratory tract viral infection) sẽ xuất hiện hoặc bệnh nhân có tiền sử về nhiễm trùng như vậy vừa mới được điều trị.
  • Phim X-quang ngực, điện tâm đồ (ECG) và siêu âm tim đều có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán.
  • Nồng độ troponin tăng trong xét nghiệm máu rất nhạy trong việc phát hiện bất kỳ tổn thương tế bào cơ tim nào đang diễn ra, và một số mức tăng trong kết quả xét nghiệm sẽ luôn xuất hiện nếu có bất kỳ trình trạng viêm đáng kể nào trong các tế bào cơ đó.

Mọi sự gia tăng troponin trong máu, dù nhỏ nhất, phải được coi là rất đáng ngại, ngay cả khi có vẻ như bệnh viêm cơ tim đã được điều trị hoàn toàn trên lâm sàng. Mọi người nên thực hiện xét nghiệm này, ngay cả khi họ cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, để vừa thiết lập đường cơ sở trong phạm vi bình thường và vừa để phát hiện bất kỳ tình trạng viêm cơ tim cấp độ thấp không nghi ngờ nào.

Xét nghiệm troponin

Độ nhạy cao của xét nghiệm troponin đã tiết lộ rằng có vô số người sau nhiễm COVID và/hoặc sau chích ngừa tiếp tục bị viêm cơ tim ở mức độ dưới lâm sàng kéo dài. Bất kể mức tăng của xét nghiệm là bao nhiêu, bất kỳ sự gia tăng nào có nghĩa là sẽ có sự mất dần chức năng cơ tim theo thời gian.

Điều này cũng có nghĩa là tim dễ bị tổn thương cấp tính và có thể trầm trọng hơn khi tiếp xúc thêm với nhiều protein gai, như đã thấy ở các mũi tiêm tăng cường đang được quảng bá mạnh mẽ ngày nay.

Một trái tim có mức troponin tăng tối thiểu thực sự là môi trường lý tưởng cho một phản ứng lâm sàng thảm họa khi tiêm thêm chất chứa protein gai, giống như những gì xăng sẽ gây ra cho than đang cháy âm ỉ.

Không ngạc nhiên, người ta đã chứng minh được rằng bệnh nhân COVID có mức troponin cao hơn có khả năng tử vong hơn những người có mức thấp hơn.

Nhiều xét nghiệm troponin bất thường cuối cùng được giải quyết hoàn toàn nhưng nhiều trường hợp thì không.

Chất lượng dinh dưỡng, sức mạnh của hệ miễn dịch và chất lượng của bổ sung dinh dưỡng/vitamin/khoáng chất đang được sử dụng đều là các yếu tố quan trọng để xác định liệu một mức độ viêm cơ tim tối thiểu có thể hoàn toàn giải quyết được hay không, với sự trở lại của mức troponin trong phạm vi tham chiếu, hoặc bình thường.

Với tình trạng đa số người dân thế giới ăn uống kém [dinh dưỡng] và không bổ sung gì cả, số lượng rất lớn protein gai đang hiện diện. Viêm cơ tim lâm sàng chỉ đơn giản là trạng thái viêm tiến triển hơn ở tim, với mức độ troponin cao hơn được tiết vào máu.

Tổn thương tim được phát hiện ở từ 20% đến 40% bệnh nhân nhập viện vì COVID. Bất kỳ sự gia tăng troponin nào ở bệnh nhân nhập viện vì COVID đều liên quan đến tỉ lệ tử vong cao hơn .

Xét nghiệm troponin hiện là cách quan trọng và được chấp nhận rộng rãi nhất để xác định xem liệu có xảy ra một cơn đau tim hay không, với troponin được giải phóng vào hệ tuần hoàn khi các tế bào cơ tim chết đi.

Một mức độ tổn thương cơ tim được cho là có tồn tại khi phát hiện bất kỳ mức troponin nào vượt quá giới hạn tham chiếu phần trăm thứ 99, cho dù trong bối cảnh nghi ngờ một cơn đau tim hay có thể có bất kỳ trình trạng viêm nào trong tim. Ngay cả sự tăng mức troponin cơ bản dưới giới hạn trên mức bình thường đã được chỉ ra là liên quan đáng kể đến tỉ lệ tử vong gia tăng sau phẫu thuật ngoài tim.

Xét nghiệm troponin cơ bản (Baseline troponin testing) là ý tưởng tốt cho mọi người, vì phạm vi bình thường có thể thay đổi từ phòng thí nghiệm này sang phòng thí nghiệm khác, và vì có vẻ như vẫn có tổn thương cơ tim khi mức troponin tăng đáng kể từ điểm cơ bản nhưng vẫn chưa đạt đến giới hạn tham chiếu trên.

Tầm quan trọng của sự gia tăng troponin tối thiểu đã được thiết lập trong nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa mức troponin trước phẫu thuật và tỉ lệ tử vong dài hạn (tỷ lệ tử vong ngắn hạn là tỷ lệ tử vong trong sáu tháng sau khi xuất viện và tỷ lệ tử vong dài hạn là tỷ lệ tử vong sau 5 năm theo dõi) sau phẫu thuật ngoài tim.

So với bệnh nhân không có sự gia tăng troponin, đã thấy sự gia tăng đáng kể tỷ lệ tử vong trong 30 ngày ở bệnh nhân có mức troponin tăng nhẹ sau phẫu thuật ngoài tim. Một nghiên cứu tương tự khác đã tìm thấy tỉ lệ tử vong gấp đôi khi hai nhóm bệnh nhân được đánh giá sau ba năm sau phẫu thuật ngoài tim.

Trong một nghiên cứu gần đây của Thụy Sĩ chưa được công bố vào thời điểm viết bài này, mức troponin đã được đo ở 777 nhân viên bệnh viện đã nhận liều bổ sung sau khi đã được chích hai mũi trước đó. Vào ngày thứ ba sau liều bổ sung, mức troponin vượt quá giới hạn bình thường được thấy ở 2..8% số đối tượng. Đến ngày hôm sau, một nửa số [đối tượng với] mức troponin tăng đã trở lại mức bình thường. Dữ liệu theo dõi dài hạn không có sẵn.

Nghiên cứu này đặt ra nhiều câu hỏi hơn là giải đáp. Mức troponin sau khi chích ngừa chỉ một ngày sẽ như thế nào? Mức troponin vẫn tăng vào ngày thứ tư sau chích liệu có được giải quyết hoàn toàn không? Nếu có, mất bao lâu để xảy ra điều đó?

Thay vì lo lắng về việc một số tổn thương cơ tim đã xảy ra do vaccine, điều này được công nhận rõ ràng trong nghiên cứu, nó lại bị coi là không quan trọng vì một nửa số đối tượng với mức troponin tăng đã được giải quyết sau 24 giờ.

Và, như tất cả các bài báo hiện tại hạ thấp tầm quan trọng của bất kỳ tác dụng phụ nào của vaccine, dù đáng kể hay không, các tác giả bài luôn kết luận rằng vaccine đang làm nhiều việc tốt hơn xấu mà không cần bất kỳ bằng chứng nào khác để giải thích tại sao kết luận đó hợp lý.

Tăng troponin ngay cả ở mức tối thiểu nhất không chỉ nâng cao mối lo ngại về một số tổn thương tim lâu dài tổng hợp, hoặc dễ bị “tái bùng phát” chứng viêm khi tiếp xúc với protein gai, mà còn làm tăng mối mối quan tâm về sự không ổn định xung điện trong một số tế bào cơ tim bị viêm.

Luôn có khả năng không ổn định xung điện ở bất kỳ tế bào cơ tim bị viêm nào, vì bản chất sinh lý bình thường của chúng là truyền các xung điện từ tế bào này sang tế bào khác. Do vậy, các sự kiện căng thẳng giải phóng lượng adrenaline và catecholamine tăng vọt vào hệ tuần hoàn, được thấy trong tình trạng gắng sức cực độ, có thể dễ dàng kích thích các tế bào xung điện không ổn định này bắt đầu và duy trì một nhịp tim bất thường. Đáng chú ý là hàng trăm cầu thủ bóng đá châu Âu đã chết hoặc ngã quỵ trên sân thi đấu trong hai năm qua.

Đáng chú ý, người ta không thấy họ ngã quỵ khi đang đứng hoặc ngồi dự bị. Tương tự, bất kỳ phi công nào dù mức troponin tăng tối thiểu nhưng không có triệu chứng cũng có khả năng bị rối loạn nhịp tim đe dọa đến tính mạng khi xảy ra một sự cố gây căng thẳng đáng kể trong buồng lái.

Tuy nhiên, bất kể bất kỳ lợi ích nào mà vaccine COVID có thể mang lại đối với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong nói chung của những người tiêm vaccine, nó hoàn toàn bỏ qua việc CÓ RẤT NHIỀU liệu pháp điều trị hiệu quả đã xuất hiện, liệu pháp này hoặc ngăn ngừa hầu hết các ca nhiễm COVID hoặc chữa khỏi chúng khi được áp dụng đúng cách sau khi nhiễm bệnh.

Với sự có mặt của các phương pháp điều trị hiệu quả, không nên chấp nhận bất kỳ tác dụng phụ nào của vaccine, đặc biệt là những tác dụng phụ đã dẫn đến nhiều ca tử vong, trừ khi người được chích vaccine nhận thức đầy đủ về tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra và chọn không quan tâm đến các biện pháp đã được chứng minh có thể ngăn ngừa và/hoặc điều trị nhiễm khuẩn.

Cho đến nay, mỗi loại vaccine đã từng tồn tại đều có một danh mục tác dụng phụ đáng kể. Thông tin này, cùng với việc tiết lộ đầy đủ về các liệu pháp không dùng thuốc để điều trị bệnh mà vaccine được dùng để ngăn ngừa, luôn nên được cung cấp cho cả bác sĩ và bệnh nhân của họ.

Quan trọng là phải nhận ra rằng hầu hết các mô và cơ quan trong cơ thể không có các dấu hiệu đáng tin cậy lấy từ phòng xét nghiệm chỉ ra sự hiện diện và mức độ tổn thương protein gai đang diễn ra.

Theo dõi tổn thương tim bằng cách đo mức troponin khiến [tim trở nên] tương đối đặt biệt trong khía cạnh này, và vì các thụ thể ACE2 có mặt trong hầu hết các cơ quan và mô, bất kỳ sự gia tăng liên tục của troponin cũng có thể được coi là chỉ số đáng tin cậy cho thấy tổn thương protein gai đang xảy ra ở các cơ quan và mô bên ngoài tim.

Protein gai được dự tính sẽ liên kết với các thụ thể ACE2 bất cứ nơi nào nó tìm thấy chúng, và việc liên kết như vậy luôn được dự kiến gây viêm và tổn thương tế bào. Xét nghiệm máu để kiểm tra peptide natriuretic cũng phản ánh tổn thương cơ tim, nhưng trọng tâm chính nên là xét nghiệm troponin và làm mọi điều cần thiết để đưa kết quả này trở lại mức bình thường.

COVID, Rối loạn nhịp tim (Arrhythmias), Block nhĩ thất (Heart Block), và các phi công

Theo dự đoán về mặt logic, bất kỳ tác nhân nào có thể gây viêm ở tim đôi khi cũng sẽ liên quan đến các tế bào trong tim tạo ra và dẫn truyền từng tia điện kích hoạt mọi nhịp co bóp của tim.

Vì viêm cơ tim có thể [xảy ra tại] các vùng không đồng đều và không ảnh hưởng đến tất cả các tế bào cơ tim, vấn đề nhịp tim không phải lúc nào cũng là một phần của triệu chứng lâm sàng của viêm cơ tim. Tuy nhiên, các mức độ block nhĩ thất khác nhau đã được báo cáo do nhiễm COVID-19 và/hoặc do chích vaccine COVID-19.

Một tình trạng mới được gọi là hội chứng viêm đa hệ thống (multisystem inflammatory syndrome) ở trẻ em (MIS-C) đã xuất hiện kể từ khi bùng phát đại dịch COVID, chủ yếu xuất hiện trong các ca nhiễm COVID nặng. MIS-C và MIS ở người lớn đơn giản chỉ có nghĩa là nhiễm COVID đã gây ra tình trạng viêm lan rộng trong cơ thể, thường liên quan đến tim và phổi.

Các vấn đề dẫn truyền nhịp tim từ tối thiểu đến nặng đã xảy ra do MIS-C, từ việc khoảng PR kéo dài (xem bên dưới) trên điện tâm đồ thường không đáng lo ngại đến các mức độ block nhĩ thất nặng và tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng. Khi chức năng tim hoạt động bình thường, nút nhĩ thất (AV node) cho phép dẫn truyền nhanh nhịp tim qua tất cả các tế bào cơ tim để cơ tim co bóp được đồng bộ hoá và đạt hiệu quả tối ưu.

Block nhĩ thất dẫn đến nhịp tim chậm lại bất thường và đôi khi dẫn đến loạn nhịp thứ phát gây tử vong (fatal secondary arrhythmias), bao gồm ngừng hoàn toàn nhịp tim (vô tâm thu). Có vẻ như protein gai có thể gây tổn thương tim ở bất kỳ độ tuổi nào, và protein gai có thể hiện diện do chính nhiễm khuẩn và/hoặc do vaccine nhắm vào nhiễm khuẩn.

Khoảng PR là khoảng thời gian mà nhịp tim cần để đi qua các tâm nhĩ phía trước khi đến nút nhĩ thất để tăng tốc dẫn điện. Khoảng PR bình thường nằm trong khoảng từ 0.12 đến 0.2 giây.

Ở những người trẻ, đặc biệt là những vận động viên được đào tạo tốt, khoảng PR lớn hơn 0.2 là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, khi các phép đo khoảng PR luôn ở mức 0.2 hoặc thấp hơn và sau đó bắt đầu kéo dài khi trưởng thành, người này nên lo lắng rằng hệ thống dẫn điện đang dần lão hóa có thể xuất hiện các bất thường dẫn điện đáng kể hơn trong tương lai.

Trong bối cảnh đại dịch, điều đáng lo ngại đặc biệt là khi khoảng PR kéo dài được thấy lần đầu tiên sau một đợt COVID và/hoặc sau khi chích vaccine. Đây là chỉ số rõ ràng về tình trạng viêm tim mới ở ít nhất một số tế bào tim, dù có thể rất ít. Tuy nhiên, không nên [coi khoảng PR kéo dài] là không quan trọng.

Mọi bệnh đều có phổ bệnh học, và các giai đoạn đầu tiên của bệnh học không bao giờ nên bị coi nhẹ. Trong một nghiên cứu của Harvard kéo dài từ 30 đến 40 năm, người ta phát hiện ra rằng những người có khoảng PR lớn hơn 0.2 giây có nguy cơ rung nhĩ (atrial fibrillation) cao gấp đôi, nguy cơ cần máy tạo nhịp cao gấp ba lần (nghĩa là có mức độ block nhĩ thất cao) và tỉ lệ tử vong tăng gấp rưỡi vì mọi nguyên nhân. Hơn nữa, khoảng PR càng kéo dài, nguy cơ càng cao [57].

Tuy nhiên, việc bỏ qua bệnh lý nền trong khoảng thời gian đại dịch, khoảng PR kéo dài chính xác là điều mà Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) dường như đã làm. Đối mặt với tình trạng thiếu phi công do yêu cầu chích vaccine mà cơ quan này đã áp dụng trong đại dịch để các phi công có thể được phép bay, cũng như nhiều trường hợp nghỉ hưu sớm xảy ra, FAA đã quyết định thay đổi các quy tắc, bỏ qua các tiêu chuẩn bình thường dựa trên khoa học y tế không thuận lợi. FAA hiện đã công bố khoảng PR 0.3 giây là “bình thường mới” trong Hướng dẫn cho các Bác sĩ Kiểm định Y tế Hàng không của FAA (FAA Guide for Aviation Medical Examiners) kể từ tháng 10/2022. Tiêu chuẩn tháng 10/2021 khẳng định khoảng PR bình thường chỉ ở mức 0.2 giây trở xuống. Khi phi công “không có triệu chứng”, họ có thể nhận giấy phép bay với khoảng PR 0.3 giây trở xuống. Và khi khoảng đó lớn hơn 0.3 giây, “đánh giá tim và tình trạng Holter hiện tại (current Holter and cardiac evaluation)” sau đó được yêu cầu. Xét thấy khoảng PR bình thường nằm trong khoảng từ 0.12 đến 0.20 giây, một khoảng PR 0.3 giây thể hiện mức tăng “cho phép”, gấp hơn 100 phần trăm so với khoảng PR bình thường thấp 0.12 giây. Đây không phải là sự kéo dài khoảng PR tương đối, mà là một sự kéo dài rất lớn.

Ngay cả bây giờ, một bài kiểm tra căng thẳng trên máy chạy bộ cũng không bắt để nhận được giấy phép y tế bay, ngay cả đối với các phi công thương mại.

Đây đơn giản là không phải là chính sách an toàn của FAA và có thể được cho là một chính sách gây kinh hãi, nhiều phi công đang ở độ tuổi nguy cơ xảy ra cơn đau tim mà không có bất kỳ triệu chứng ban đầu nào nhưng với điện tâm đồ bình thường, điện tâm đồ chỉ là bài kiểm tra bắt buộc duy nhất liên quan đến tim được yêu cầu.

Khoảng một phần ba số người tử vong trên toàn thế giới do bệnh tim mạch. Và ở các nước phương Tây, đột tử do tim xảy ra ở khoảng một nửa số bệnh nhân bệnh động mạch vành (coronary artery disease).

Các xét nghiệm về tim chắc chắn hơn nên được thực hiện ở các phi công tiềm năng và lặp lại ở các khoảng thời gian phù hợp.

Một kết quả điện tâm đồ bình thường có nghĩa là một cơn đau tim không xảy ra – không hơn.

Một cơn đau tim chết người từ bệnh động mạch vành rất nặng có thể xảy ra chỉ 10 phút sau khi ghi nhận kết quả điện tâm đồ bình thường.

Không một phi công nào nên bay khi có sự tăng đều của mức troponin và/hoặc mức D-dimer (xem phần dưới).

Điều quan trọng là phi công có thể cảm thấy khỏe mạnh, có một kết quả điện tâm đồ bình thường và không có bằng chứng lâm sàng về viêm cơ tim.

COVID, cục máu đông và mức D-dimer

Xét nghiệm máu D-dimer là một thước đo mức độ mà các cục máu đông đã hình thành đang bị phá vỡ (lysis) và giải phóng các sản phẩm phân hủy đó vào máu. Nó không phải là một phép đo mức độ máu dễ đông hơn lúc ban đầu (tính dễ đông hơn).

Tuy nhiên, nó là một xét nghiệm rất nhạy, và sẽ luôn cao lên khi có sự gia tăng các cục máu đông và do đó các cục máu đông đó vẫn cần được phá vỡ để giữ cho hệ tuần hoàn không bị ngắt quãng.

Ngoại trừ khi tăng lên trong bối cảnh [một người mắc] một số ít bệnh kinh niên, xét nghiệm D-dimer tăng lên luôn đáng lo ngại vì quá nhiều cục máu đông mới tiếp tục được hình thành.

Hiếm khi thấy huyết khối đáng kể được nhìn thấy mà không không có nồng độ D-dimer tăng cao.

Trong bối cảnh đại dịch với lịch sử nhiễm COVID hoạt động hoặc kinh niên, cũng như lịch sử đã chích một hoặc nhiều liều vaccine, kết quả xét nghiệm D-dimer tăng luôn là nguyên nhân gây lo ngại LỚN.

Đó là bằng chứng rõ ràng về sự hiện diện liên tục của protein gai liên kết với các thụ thể ACE2 trong nội mô (endothelium) của các mạch máu trong cơ thể, dẫn đến kích hoạt tiểu cầu và sau đó là quá trình đông máu.

Các cục máu đông có thể có kích thước từ vi mô đến lớn. Sự đông máu như vậy cũng có thể là một phần của triệu chứng viêm cơ tim, mặc dù không nhất thiết như vậy.

Chắc chắn rằng cả mức troponin tăng lên và mức D-dimer tăng lên đặc biệt đáng lo ngại và đòi hỏi điều trị kịp thời bệnh lý nguyên nhân.

Cả vaccine COVID và nhiễm COVID đã được ghi nhận gây ra tăng đông máu và hình thành cục máu đông. Các nhiễm trùng virus nói chung cũng được tìm thấy gây ra tình trạng đông máu bất thường.

Ở các bệnh nhân nhiễm COVID nặng nhập viện trong tình trạng nguy kịch, mức D-dimer tăng lên được tìm thấy trong khoảng 60% trường hợp. Không có gì ngạc nhiên khi nồng độ D-dimer càng tăng cao ở bệnh nhân COVID thì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong càng cao.

Tương tự, mức độ D-dimer khi nhập viện vì COVID càng cao thì khả năng tử vong tại bệnh viện càng cao.

Khi nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác được điều trị, mức D-dimer thường sẽ giảm xuống. Nếu có tình trạng đông máu xảy ra, được điều trị, và không có bệnh lý đang tiếp diễn, mức D-dimer tăng lên sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày trước khi trở lại bình thường.

Nhiễm COVID kinh niên thường cho thấy vấn đề đông máu dai dẳng. Trong một nghiên cứu, 25 phần trăm của một nhóm bệnh nhân COVID đang hồi phục, những người đã trải qua giai đoạn lâm sàng cấp tính của bệnh nhiễm trùng được bốn tháng cho thấy có D-dimer tăng lên. Cũng đáng chú ý, các thông số xét nghiệm đông máu thông thường khác đã trở lại bình thường ở hơn 90% bệnh nhân, chỉ ra rằng xét nghiệm D-dimer rất nhạy trọng phát hiện bệnh lý đông máu. Các xét nghiệm khác bao gồm thời gian prothrombin, thời gian thromboplastin từng phần, fibrinogen và tiểu cầu.

Thậm chí, protein C-phản ứng và interleukin-6, các xét nghiệm theo dõi viêm, cũng thường đã trở lại bình thường.

Số lượng tiểu cầu thường giảm trong máu cùng lúc mức D-dimer tăng lên, vì chúng bị tiêu thụ trong quá trình hình thành cục máu đông. Một hội chứng sau chích ngừa COVID được gọi là hội chứng giảm tiểu cầu huyết khối sau chích vaccine (VIPIT-vaccine-induced prothrombotic immune thrombocytopenia) với các kết quả xét nghiệm này đã được mô tả.

Trong khi đại dịch đã giúp xét nghiệm D-dimer nhận được nhiều sự chú ý hơn trước đây, các bệnh lý khác cũng có thể gây tăng D-dimer.

Tuy nhiên, bất cứ ai hiện không bị bệnh nặng nhưng được phát hiện mức D-dimer tăng lên có lẽ đang chịu ảnh hưởng của sự hiện diện protein gai liên tục trong mạch máu của họ, dù do nhiễm COVID kéo dài và/hoặc do đã chích một hoặc nhiều liều vaccine COVID.

Và ngay cả khi cá nhân đó không bao giờ nhiễm COVID hoặc tiêm vaccine, việc đánh giá y tế toàn diện là điều cần thiết, vì mức D-dimer tăng lên không bao giờ là bình thường.

Một mức D-dimer tăng lên liên tục không bao giờ nên bị coi là không đáng quan tâm chỉ vì bệnh nhân cảm thấy khỏe mạnh.

Những khuyến nghị điều trị

Mục tiêu đơn giản là làm cho cả hai chỉ số troponin và D-dimer của tất cả bệnh nhân đang điều trị về mức bình thường.

Mục tiêu này có thể khó hơn ở người cao tuổi có các bệnh kinh niên đang được quản lý lâm sàng.

Tuy nhiên, vẫn nên nỗ lực từ đầu để làm cho các xét nghiệm này bình thường.

Gần như tất cả các mức troponin và D-dimer tăng lên vào thời điểm này trong đại dịch đều là do sự hiện diện liên tục của protein gai trong cơ thể sau khi nhiễm COVID, chích một hoặc nhiều mũi vaccine COVID, hoặc cả hai.

Khả năng dễ dàng truyền nhiễm của protein gai cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một số cá nhân có mức xét nghiệm tăng mà không biết mình từng bị nhiễm, và không có lịch sử chích vaccine.

Nói cách khác, các xét nghiệm này nên được thực hiện cho tất cả mọi người vào thời điểm này, và bất kỳ sự tăng lên nào cũng nên được điều trị tích cực. Và nếu các xét nghiệm hoàn toàn bình thường, chúng vẫn sẽ là dữ liệu cơ bản tuyệt vời khi đối phó với các tình trạng y tế hoặc nhiễm trùng trong tương lai, liên quan đến COVID hay không.

Không có một giao thức nào được thiết lập để đối phó với hội chứng protein gai kéo dài có mức troponin và/hoặc D-dimer tăng. Một số cá nhân sẽ hồi phục nhanh chóng và lấy lại tình trạng sức khỏe bình thường sau khi thực hiện các biện pháp tương đối tối thiểu. Những người khác sẽ cần điều trị rất tích cực và kéo dài, và một số người khác sẽ không bao giờ trở lại bình thường bất kể điều gì được thực hiện. Ở người trẻ, việc không thể lấy lại tình trạng sức khỏe bình thường là vô cùng hiếm, đặc biệt là khi lần đầu tiên áp dụng một chế độ dinh dưỡng chất lượng với các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

Các khuyến nghị sau đây áp dụng cho cá nhân có mức troponin và D-dimer tăng, hoặc một trong hai chỉ số tăng và chỉ số còn lại bình thường. Phạm vi tham chiếu cụ thể, hoặc phạm vi bình thường cho các xét nghiệm này nên đến từ phòng thí nghiệm thực hiện các xét nghiệm, vì sự biến động lớn trong các phạm vi này có thể được thấy từ một phòng xét nghiệm này so với phòng xét nghiệm khác. Các khuyến nghị này áp dụng cho cả cá nhân bình thường về mặt lâm sàng và người đang mắc COVID kinh niên hoặc một loạt các triệu chứng không đặc hiệu khác. Giao thức này, và tất cả các biến thể của nó, nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có giấy phép.

1. Vitamin C tiêm tĩnh mạch, liều từ 50 đến 150 gam (1 gam/kilogram cân nặng), truyền trong 60 đến 120 phút. Thêm 25 mg hydrocortisone vào mỗi lần tiêm tĩnh mạch. Nếu không có, uống 50 mg hydrocortisone khoảng một giờ trước khi bắt đầu truyền. Cũng thêm 500 đến 1.500 mg magnesium chloride vào mỗi bịch truyền tĩnh mạch.

Ngoài ra, uống 5 gói Vitamin C phủ liposome của LivOn Labs ba lần mỗi ngày. Nếu có, uống 10 đến 20mg hydrocortisone với mỗi liều.

Ngoài ra, uống 2 đến 4g ascorbat natri trong nước ép ba lần mỗi ngày với 10 đến 20mg hydrocortisone với mỗi liều.

2. Tiếp theo mỗi lần truyền vitamin C với một lần truyền riêng biệt methylene blue (một chất chống khuẩn mạnh đã được chứng minh có lợi ích lớn ngay cả ở giai đoạn nặng nhất của COVID):

Uống 50mg MB trong 250 ml dung dịch đường 5% có thể được truyền trong 30 đến 45 phút.

Ngoài ra, uống 50mg MB mỗi ngày khi sử dụng vitamin C. Uống 5ml dung dịch MB 1% trong nước ép trái cây (cà chua là một lựa chọn tốt). Sử dụng ống hút để tránh làm đen răng và lưỡi tạm thời. Sử dụng ngay dung dịch hydrogen peroxide 3% để loại bỏ vết ố trên da.

3. Khí dung hydrogen peroxide ở mức dung nạp được của cơ thể để loại bỏ sự xâm nhập cấp độ thấp của COVID và các mầm bệnh khác trong đường tiêu hóa và đường tiêu hóa thấp.

Bất kỳ, hoặc tất cả, các chất bổ sung dinh dưỡng/vitamin/khoáng chất sau đây để hỗ trợ sức khỏe dài hạn:

  • Vitamin C
  • Magnesium chloride
  • Kẽm và quercetin
  • Vitamin D
  • Vitamin K2
  • Chiết xuất lá ô liu
  • Vitamin tổng hợp, chế phẩm đa khoáng chất không chứa canxi, sắt, hoặc đồng bổ sung
  • Nattokinase, lumbrokinase, và/hoặc serrapeptase để giảm thiểu các vấn đề đông máu trong tương lai

Theo quyết định của chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bất kỳ biện pháp nào sau đây có thể được thêm vào:

  • Truyền máu ozon hóa hoặc truyền nước muối ozon hóa
  • Điều trị bức xạ tia cực tím cho máu
  • Truyền dung dịch hydrogen peroxide đường tĩnh mạch
  • Điều trị oxy cao áp
  • Điều trị Chlorine dioxide
  • Hydroxychloroquine hoặc chloroquine
  • Ivermectin

Bất kỳ sự sửa đổi nào của các liệu pháp này, cũng như quyết định thời gian chúng nên được tiếp tục, phải được xác định dựa trên từng cá nhân với sự giúp đỡ của chuyên gia chăm sóc sức khỏe được chọn làm việc với bệnh nhân.

Kết luận:

Viêm cơ tim từng là một bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, do vaccine COVID và chính COVID, viêm cơ tim đã trở nên phổ biến.

Xét nghiệm troponin đã chỉ ra rằng có nhiều người tiếp tục mắc viêm cơ tim ở mức độ nhẹ sau khi trở lại tình trạng bình thường về mặt lâm sàng.

Điều này khiến những người này trở thành một quả bom hẹn giờ, sẵn sàng gặp biến chứng nghiêm trọng hơn khi chích liều vaccine bổ sung hoặc tái nhiễm COVID hoặc một biến thể nào đó. Viêm cơ tim dai dẳng nghĩa là protein gai vẫn tồn tại trong cơ quan này và rất có thể trải khắp cơ thể. Điều này tạo tiền đề cho sự suy giảm sức khỏe đột ngột và nghiêm trọng khi protein gai được tiêm thêm hoặc cho phép nhân lên trong cơ thể.

D-dimer tăng cao cho thấy trạng thái đông máu quá mức hoạt động trong cơ thể, và khi D-dimer tiếp tục tăng cao, tiên lượng lâu dài có thể rất xấu về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong sớm.

Các vấn đề về nhịp tim và block nhĩ thất có thể xảy ra khi mức troponin tiếp tục tăng cao. Hiện tại, FAA đang thay đổi quy định để cho phép nhiều phi công có khoảng cách PR lớn hơn 0.3 giây được phép bay, một cải cách mà mọi người đi máy bay nên rất lo lắng. Khoảng cách PR kéo dài ở người cao tuổi có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim, bao gồm tử vong sớm. Khoa học không bao giờ được thay thế bởi thủ đoạn chính trị và nhu cầu kiếm càng nhiều tiền hơn bao giờ hết.

Xét nghiệm Troponin và D-dimer tăng kéo dài đều phải được điều trị với mục tiêu làm cho chúng trở về bình thường. Rõ ràng, điều này đặc biệt quan trọng đối với các phi công. Các biện pháp để đạt được điều này cùng với các loại chất bổ sung dài hạn được đề xuất đã được thảo luận ở bên trên.

Quan điểm được bày tỏ trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh thảo luận chuyên nghiệp và tranh luận thân thiện. Để đệ trình ý kiến, vui lòng làm theo các hướng dẫn này và gửi qua biểu mẫu tại đây.

Thiên Vân biên dịch

Quý vị có thể tham khảo thêm tại The Epoch Times

Green MedInfo
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Nhóm Nghiên cứu GMI chuyên nghiên cứu các vấn đề sức khỏe và môi trường quan trọng nhất, đặc biệt chú trọng đến sức khỏe môi trường. Nghiên cứu chuyên sâu và tập trung của nhóm sẽ khám phá nhiều cách – mà tình trạng hiện tại của cơ thể con người phản ánh trực tiếp trạng thái thực của môi trường xung quanh.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn