Ảnh hưởng của việc hút cần sa đối với phổi

Có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc hút cần sa thường xuyên là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cấp, thế còn những hậu quả lâu dài là gì?

“Có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc hút cần sa thường xuyên hoặc như một thói quen là có hại và gây ra các triệu chứng về hô hấp, viêm đường thở.” Khi so sánh mẫu sinh thiết đường thở của những người hút ma tuý, cần sa hoặc thuốc lá, so với những người không hút thuốc, có thể thấy rằng phổi của những người hút ma túy, cần sa hoặc thuốc lá bị tổn thương nhiều hơn đáng kể.

Mức độ tổn thương dường như có thể so sánh được, đặc biệt là giữa những người hút cần sa và người hút thuốc lá. Điều này rất quan trọng vì những người hút thuốc lá thường hút khoảng 1 bao thuốc lá mỗi ngày, trong khi những người hút cần sa chỉ hút khoảng 20 điếu một tuần – thay vì 25 điếu thuốc lá một ngày. Và những người hút ma túy chỉ dùng 1g hoặc 2g một tuần. Vì vậy, nếu xét về tỷ lệ tổn thương tương tự giữa những người hút cần sa và những người hút thuốc lá thì sẽ thấy mức độ gây tổn thương của mỗi điếu cần sa cao hơn rất nhiều so với mỗi điếu thuốc.

Thật vậy, trong 30 năm qua, chúng ta đều biết rằng: xét về các triệu chứng viêm phế quản và tổn thương phổi cấp thì mức độ gây hại của việc hút ba hoặc bốn điếu cần sa tương đương với hút một bao thuốc lá/ngày.

Vì sao lại như thế? Đó có thể là do cách hút. Những người hút cần sa hít sâu hơn và giữ khói thuốc lâu hơn gấp bốn lần người hút thuốc lá, dẫn đến nhựa thuốc (hắc ín) đọng trong phổi nhiều hơn. Các điếu cần sa “được cuộn lỏng lẻo hơn [và] không có đầu lọc” dẫn đến “khói nóng hơn” và nồng nặc hơn. Vì vậy, cho dù có hút bằng bất kỳ phương thức nào đi nữa thì khói vẫn là khói. Các “phương thức hút” khác nhau đó đã giải thích được tại sao chỉ hút có vài điếu cần sa mỗi ngày lại gây viêm nhiều như hút cả một bao thuốc lá/ngày.

“Bằng chứng trực quan về tổn thương đường thở đôi khi rất ấn tượng.” [Từ phút 2:00 đến 2:16 trong video bên trên], có thể thấy đường thở [bình thường] – các đường ống bên trong phổi sẽ trông giống như thế này. Tiếp theo là lá phổi khi hút thuốc lá; bạn đã thấy đường thở bị viêm đến mức nào không? Và, lá phổi khi hút cần sa cũng bị viêm giống như vậy. Điều khó tin là [tổn thương viêm] chỉ do hút năm điếu cần sa mỗi ngày, so với 26 điếu thuốc mỗi ngày ở những người hút thuốc lá.

Ảnh hưởng của việc hút cần sa đối với phổi

Ảnh chụp màn hình vào phút 2:16 trong video bên trên.
Ảnh trên cùng: Đường thở bình thường
Ảnh ở giữa: Đường thở bị viêm do hút thuốc lá
Ảnh dưới cùng: Đường thở bị viêm do hút cần sa

Nếu so sánh các triệu chứng hô hấp của những người hút cần sa và thuốc lá với những người không hút thuốc, thì sẽ thấy cả người hút cần sa và người hút thuốc lá đều có tỷ lệ cao bị ho kinh niên, nhiều đờm, các cơn hen phế quản cấp và thở khò khè. Nếu bỏ thuốc lá thì các triệu chứng hô hấp này cuối cùng rồi cũng sẽ biến mất. Điều tương tự như vậy có xảy ra với việc hút cần sa không? “Ảnh hưởng của việc bỏ hút cần sa đối với các triệu chứng hô hấp là gì”?

Khoảng từ 30% đến 40% người thường xuyên sử dụng cần sa bị ho, có nhiều đờm, thở khò khè, và khó thở. Kết quả theo dõi một nghìn thanh niên trong nhiều năm cho thấy: đối với những người tiếp tục hút cần sa và thuốc lá thì các triệu chứng hô hấp của họ trở nên tồi tệ hơn hoặc không thay đổi qua thời gian. Nhưng với những người bỏ hút thì có xu hướng trở nên tốt hơn.

Nếu chúng ta không bỏ hút [cần sa] thì hậu quả lâu dài đối với phổi sẽ là gì? Liệu có bị những bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Diseases – COPD), cũng như khí phế thũng không? Ngay cả khi chỉ hút duy nhất một điếu cần sa thôi thì cũng làm tổn hại đến chức năng phổi nhiều như hút tới năm điếu thuốc lá, nhưng về tổng thể thì bạn vẫn hút ít hơn 15 lần, và do đó thời gian bị tổn thương phổi sẽ kéo dài hơn so với hút thuốc lá phải không? Đó thực sự là những gì đã được phát hiện thấy.

Ngay cả những người hút cần sa lâu năm cũng không bị tổn thương phổi lâu dài. Trong 20 năm, những người chỉ hút một điếu cần sa không thường xuyên dường như không có ảnh hưởng gì rõ rệt đối với chức năng phổi lâu dài, trong khi có một số “suy giảm nhanh chóng” về chức năng ở những người hút cần sa hàng ngày trong nhiều thập niên, và do đó, người hút nên có sự “điều độ” khi hút cần sa.

Nói cách khác, “cần thận trọng trong việc sử dụng cần sa đậm đặc, thường xuyên là điều rất quan trọng.” Nhưng “ngay cả việc sử dụng nhiều cần sa thường xuyên và đậm đặc thì cũng [chẳng là gì] so với hậu quả trầm trọng đối với phổi của thuốc lá.” “Bất kỳ độc tính nào của cần sa cũng không là gì khi so sánh với kẻ giết người được hợp pháp hóa lớn nhất trên thế giới hiện nay.” Trên thực tế, nguy cơ lớn nhất đối với phổi từ việc hút cần sa là việc hút cần sa có thể trở thành “cánh cổng” dẫn đến việc hút thuốc lá.

Thiên Vân biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Michael Greger
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Michael Greger, M.D., FACLM là một bác sĩ và tác giả của một số cuốn sách bán chạy nhất New York Times. Ông đã thuyết trình tại Hội nghị về các vấn đề thế giới, Viện Y tế Quốc gia và Hội nghị thượng đỉnh về cúm gia cầm quốc tế, đã làm chứng trước Quốc hội, xuất hiện trên “The Dr. Oz Show” và “The Colbert Report” và được mời làm nhân chứng chuyên môn để bào chữa cho Oprah Winfrey tại phiên tòa xét xử “phỉ báng thịt” nổi tiếng.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn