Thuốc kháng sinh liên quan đến tăng nguy cơ sỏi thận

Không chỉ có một nhóm thuốc kháng sinh đường uống, mà có đến năm nhóm kháng sinh đã được xác định là yếu tố nguy cơ gây sỏi thận.

Kết luận này đến từ các nghiên cứu hàng đầu vốn cho thấy cách mà thuốc kháng sinh có thể khiến bạn dễ bị các bệnh liên quan đến đường ruột và các căn bệnh ác tính.

Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng nghiêm trọng của kháng sinh đối với hệ vi sinh vật.

Thông tin sơ lược

  • Năm nhóm kháng sinh đường uống đã được xác định là yếu tố nguy cơ gây sỏi thận gồm: penicillin phổ rộng, fluoroquinolones, nitrofurantoin, cephalosporin và sulfas.
  • Mối liên hệ thể hiện rõ rệt nhất ở trẻ nhỏ và vẫn có ý nghĩa thống kê trong vòng 5 năm sau khi phơi nhiễm, ngoại trừ penicillin phổ rộng.
  • Từ năm 1997 đến năm 2012, tỷ lệ bị sỏi thận hàng năm đã tăng 16% và mức tăng cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 19, trong đó tỷ lệ bị bệnh tăng 26% mỗi 5 năm.
  • Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện mối liên quan giữa thuốc kháng sinh đường uống với bệnh viêm ruột (IBD) và ung thư đại trực tràng, rất có thể là do rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Fluoroquinolones thường được kê đơn cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có liên quan đến việc tăng nguy cơ bóc tách động mạch chủ (rách động mạch chủ), vốn có thể gây tử vong.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tập san Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ (JASN) năm 2018, thuốc kháng sinh đường uống là một yếu tố nguy cơ gây sỏi thận.

Hồ sơ sức khỏe của 13 triệu trẻ em và người lớn ở Anh đã được xem xét. Kết quả cho thấy việc phơi nhiễm với 5 loại kháng sinh đường uống có liên quan đến sỏi thận trong vòng 3 đến 12 tháng sau khi dùng. Tỷ lệ sỏi thận là:

  • 1.27 đối với penicillin phổ rộng.
  • 1.67 đối với fluoroquinolones.
  • 1.70 đối với nitrofurantoin/methenamine.
  • 1.88 đối với cephalosporin.
  • 2.33 đối với sulfas.

Mối liên hệ này thể hiện rõ rệt nhất ở trẻ nhỏ và vẫn có ý nghĩa thống kê sau 5 năm sau tính từ thời điểm phơi nhiễm, ngoại trừ penicillin phổ rộng. Các tác giả kết luận rằng:

“Thuốc kháng sinh đường uống liên quan đến tăng tỷ lệ bị bệnh sỏi thận, với tỷ lệ cao nhất khi mới dùng và dùng khi còn trẻ. Những kết quả này có ảnh hưởng đến cơ chế bệnh sinh và tỷ lệ bị sỏi thận ngày càng tăng, đặc biệt là ở trẻ em.”

Sỏi thận ở trẻ em đang gia tăng

Nếu mối liên hệ này là đúng, thì chúng ta sẽ thấy tỷ lệ sỏi thận tăng ở những bệnh nhân trẻ tuổi, và đó chính xác là những gì chúng ta đang thấy.

Theo báo cáo của NBC News vào ngày 08/07/2023, sỏi thận “hiện đang xảy ra ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là ở các em gái tuổi thiếu niên” và “việc ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến” cũng như “dùng kháng sinh sớm trong giai đoạn đầu đời” được cho là một trong những đóng góp chính cho xu hướng này.

Từ năm 1997 đến 2012, sỏi thận ở trẻ em tăng gấp đôi.

Theo nghiên cứu 4 được công bố trên Tập san lâm sàng của Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ năm 2016 cho thấy, từ năm 1997 đến 2012 tỷ lệ bị bệnh sỏi thận trung bình hàng năm ở các nhóm tuổi tăng 1% mỗi năm, từ 206 người lên 239 người/100,000 người.

Tỉ lệ tăng cao nhất được thấy ở nhóm tuổi từ 15 đến 19, trong đó tỷ lệ bị bệnh tăng 26% mỗi 5 năm. Trong nhóm tuổi này, nữ giới có tỷ lệ bị bệnh cao hơn là 52%, còn ở nam giới dễ bị sỏi thận hơn sau 25 tuổi.

Thuốc kháng sinh đường uống liên quan đến bệnh viêm ruột

Các tác giả của Tập san Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ cho biết nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối liên quan giữa thuốc kháng sinh đường uống và bệnh viêm ruột, vốn được cho là do rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột.

Kháng sinh khiến nguy cơ bị viêm ruột tăng 64% và nguy cơ này tăng lên khi dùng thêm liều 8 so với những người không dùng thuốc kháng sinh trong 5 năm trước đó:

  • Một toa thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ bị viêm ruột lên 27%.
  • Hai toa thuốc tăng nguy cơ lên ​​55%.
  • Ba toa thuốc tăng nguy cơ lên ​​67%.
  • Bốn toa thuốc tăng nguy cơ lên ​​96%.
  • Năm toa thuốc trở lên tăng nguy cơ lên ​​236%.

Người trưởng thành được kê đơn kháng sinh 1 đến 2 năm trước khi chẩn đoán viêm ruột có nguy cơ cao nhất. Và trong khi tất cả các nhóm kháng sinh đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm ruột, thì fluoroquinolones vốn bao gồm các nhãn hiệu Cipro và Levaquin là có mối liên hệ mạnh nhất.

Điều thú vị là, một nghiên cứu rất gần đây vừa được công bố cho thấy niacinamide (vitamin B3) có thể rất hữu ích trong điều trị và phòng ngừa viêm ruột bằng cách chuyển đổi thành NAD+ như một đồng yếu tố để sản xuất nhiều phân tử mang năng lượng ATP hơn trong ty thể.

Fluoroquinolones liên quan đến tử vong do bệnh tim

Fluoroquinolones, thường được kê toa cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), cũng đã được chứng minh là có hại cho tim. Vào tháng 12/2018, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã ban hành một thông báo an toàn về fluoroquinolones sau khi có 4 nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa loại kháng sinh này với việc tăng nguy cơ rách động mạch chủ (bóc tách động mạch chủ), vốn có thể gây tử vong.

Động mạch chủ là động mạch chính trong cơ thể cung cấp máu đã được oxy hóa cho hệ thống tuần hoàn. Động mạch xuất phát từ phía bên trái của tim và chạy xuống phía trước xương sống.

Đánh giá của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho thấy, kháng sinh fluoroquinolone làm tăng nguy cơ vỡ động mạch chủ do phình động mạch (ví dụ, động mạch chủ phình lên hơn 1.5 lần so với kích thước bình thường).

Phát hiện này khiến Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cảnh báo việc dùng kháng sinh fluoroquinolone ở những người có nguy cơ bị bệnh trừ khi không còn lựa chọn điều trị nào khác. Cụ thể, kháng sinh không nên được dùng cho:

  • Những người có nguy cơ phình động mạch chủ.
  • Những người bị bệnh xơ vữa động mạch ngoại vi hoặc huyết áp cao.
  • Người già.
  • Những người bị hội chứng Ehlers-Danlos hoặc hội chứng Marfan (rối loạn di truyền).

Thuốc kháng sinh liên quan đến ung thư đại trực tràng

Các nhà nghiên cứu cũng đã liên kết việc dùng kháng sinh với việc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Theo báo cáo của trang web tin tức khoa học Live Science năm 2014:

“Các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ bệnh án của hơn 22,000 bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở Vương quốc Anh và theo dõi họ trong trung bình 6 năm… Các nhà nghiên cứu đã so sánh lượng thuốc kháng sinh mà bệnh nhân đã dùng ít nhất 6 tháng trước khi được chẩn đoán bị bệnh ung thư, với lượng thuốc kháng sinh mà một nhóm gồm khoảng 86,000 người khỏe mạnh đã dùng.”

“Sau khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ đã biết đối với ung thư đại trực tràng – bao gồm béo phì, tiểu đường, hút thuốc và uống rượu – kết quả cho thấy những người đã dùng thuốc kháng sinh, bao gồm penicillin, quinolone và metronidazole, có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn từ 8% đến 11%… có khả năng là do tác dụng của thuốc đối với vi khuẩn trong đại tràng.”

Một nghiên cứu năm 2016 cũng kết luận rằng dùng kháng sinh có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, đặc biệt là khi dùng thường xuyên và nghiên cứu được công bố vào năm 2017 cho thấy những phụ nữ dùng kháng sinh trong 2 tháng trở lên có nguy cơ phát triển các polyp đại tràng, vốn là tiền thân của ung thư đại trực tràng.

Những người dùng thuốc tổng cộng ít nhất 2 tháng ở độ tuổi 20 và 30 có nguy cơ bị polyp tăng 36% so với những người không dùng; và những phụ nữ dùng chúng trong ít nhất 2 tháng ở độ tuổi 40 và 50 có nguy cơ bị polyp tăng 69%.

Thuốc kháng sinh châm ngòi cho bệnh kinh niên bằng cách tiêu diệt hệ vi sinh vật

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính dẫn đến mất đi sự đa dạng vi khuẩn trong đường ruột. Sinh mổ và thực phẩm chế biến sẵn cũng góp phần phá hủy hệ vi sinh vật.

Đây chính là lý do cần phải cân nhắc cẩn thận những rủi ro và lợi ích của thuốc kháng sinh trước khi dùng.

‘Thực phẩm tốt cho sức khỏe’ cũng góp phần gây ra sỏi thận

Như đã đề cập, bữa ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sỏi thận và thực phẩm chế biến sẵn không phải là thủ phạm duy nhất.

Sỏi thận oxalate (acid oxalic có gắn calcium) chiếm khoảng 80% tổng số sỏi thận. Thực phẩm chứa nhiều oxalate như rau bina, củ cải Thụy Sĩ và rau củ cải đường được quảng cáo là “siêu thực phẩm.”

Một loại thực phẩm dồi dàogiàu oxalate khác là hạnh nhân. Việc ăn bánh mì làm từ bột hạnh nhân hoặc uống sữa hạnh nhân, hoặc ăn kiêng theo kiểu keto hoặc paleo có thể dẫn đến hấp thụ “quá liều” oxalate, vì cả hai cách ăn này có xu hướng phụ thuộc rất nhiều vào hạnh nhân.

Các loại thực phẩm khác có hàm lượng oxalate cao bao gồm: bơ đậu phộng, cám lúa mì, khoai tây, cám gạo và chocolatesô cô la đen.

Nếu bạn có nguy cơ bị sỏi thận, thì đây là những thực phẩm cần tránh càng xa càng tốt. Thực phẩm chứa nhiều oxalate cũng có thể góp phần gây ra nhiều vấn đề sức khỏe phiền toái khác, bao gồm:

  • Mẩn ngứa.
  • Vết thương lâu khỏi.
  • Đau khớp.
  • Cặn calcium.
  • Các vấn đề về thần kinh khác nhau, từ tâm trạng xấu, tay chân vụng về đến run rẩy.
  • Đau cơ do thấp khớp như đau cơ xơ hóa.
  • Mảng bám răng hoặc cao răng.
  • Viêm bàng quang kẽ (đi tiểu thường xuyên và đau bàng quang).
  • Da yếu dễ chảy máu (vì các mô liên kết của bạn đang bị tổn thương).
  • Loãng xương (vì oxalate chiết xuất các khoáng chất từ ​​xương).
  • Các vấn đề về tiêu hóa.
  • Giấc ngủ kém.
  • Các vấn đề về thị lực như cận thị, đục thủy tinh thể và thị lực kém vào ban đêm.

Thuốc giải oxalate

Hiện tại, có một “thuốc giải” khỏi oxalate có thể hữu ích nếu bạn có nguy cơ bị sỏi thận, đó chính là citrate.

Tôi uống citrate mỗi ngày: magnesium citrate, calcium citrate và potassium citrate, thường là trong bữa ăn. Bất kỳ oxalate nào được hấp thụ trong bữa ăn sẽ không còn tác dụng.

Ngoài các chất bổ sung citrate, sữa tươi từ động vật ăn cỏ, cá mòi và nước chanh là những lựa chọn tuyệt vời.

Bạn chắc chắn cần calcium magnesium trong các bữa ăn dồi dàogiàu oxalate … Các citrate có trong khoáng chất đặc biệt quan trọng giúp vượt qua các căn bệnh kinh niên do cơ thể hấp thụ quá nhiều oxalate. Vì vậy, nếu bạn đã hơn 10 tuổi và lớn lên bằng thực phẩm tiêu chuẩn, thì tủy xương, khớp và các tuyến đã lắng đọng oxalate ở mức độ nhất định.

“Biohack (tạm dịch: Thay đổi lối sống để tác động vào cơ chế sinh học của cơ thể) lớn nhất là calcium [citrate] vì calcium thúc đẩy quá trình làm sạch [oxalate]. Một số người thậm chí không thể dung nạp calcium do cơ thể họ đã dùng quá nhiều calcium để loại bỏ oxalate khỏi các mô.”

Bảo vệ và trợ giúp cho hệ vi sinh vật

Sau khi đã thấy được cách mà thuốc kháng sinh phá huỷ hệ vi sinh vật và góp phần gây sỏi thận, tiếp theo là một phần thông tin quan trọng khác cần chú ý. Hãy xem xét những gợi ý sau để bảo vệ hệ vi sinh vật càng nhiều càng tốt:

Nên làm:

  • Ăn nhiều thực phẩm lên men: Các lựa chọn lành mạnh bao gồm lassi, kefir lên men từ cỏ, natto (đậu nành lên men) và rau lên men.
  • Bổ sung men vi sinh: Nếu không ăn thực phẩm lên men thường xuyên, thì việc bổ sung men vi sinh có thể hữu ích.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ hòa tan và không hòa tan, tập trung vào các loại rau và hạt, bao gồm cả hạt nảy mầm.
  • Làm vườn: Để tay tiếp xúc với vi khuẩn và virus trong đất có thể giúp trợ giúp cho hệ miễn dịch và cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài chống lại bệnh tật.
  • Mở cửa sổ: Nghiên cứu cho thấy việc mở cửa sổ và tăng luồng không khí tự nhiên có thể cải thiện sự đa dạng và sức khỏe của vi khuẩn trong nhà, từ đó mang lại nhiều lợi ích.
  • Rửa chén bằng tay thay vì bằng máy rửa chén: Nghiên cứu đã cho thấy rằng rửa chén bằng tay để lại nhiều vi khuẩn trên bát đĩa hơn so với máy rửa chén. Ăn bằng chén dĩa kém tiệt trùng này có thể làm giảm nguy cơ dị ứng bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nhiều chất tẩy rửa dành cho máy rửa chén có hóa chất nguy hiểm, vì vậy nếu phải dùng chất tẩy rửa, hãy cẩn thận chọn loại không độc hại.

Nên tránh:

  • Thuốc kháng sinh, trừ khi thực sự cần thiết. Nếu phải dùng, hãy bảo đảm rằng đường ruột được nuôi dưỡng bằng thực phẩm lên men và/hoặc thực phẩm bổ sung men vi sinh chất lượng cao.
  • Thực phẩm chứa nhiều oxalate.
  • Thịt và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được nuôi tập trung, vì những động vật này (CAFO) thường xuyên được cho ăn kháng sinh liều thấp.
  • Nước được khử trùng bằng chlorine và/hoặc có chất fluoride: Điều này bao gồm cả việc tắm bồn hoặc tắm bằng vòi sen.
  • Thực phẩm chế biến: chứa quá nhiều đường cùng với các chất dinh dưỡng “chết” khác, giúp nuôi vi khuẩn gây bệnh. Các chất nhũ hóa thực phẩm như polysorbate, lecithin, carrageenan, polyglycerol và kẹo cao su xanthan có thể có tác động xấu đến hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Hóa chất nông nghiệp: Glyphosate là một loại thuốc diệt cỏ được dùng rộng rãi và có khả năng giết chết nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột nếu ăn phải thực phẩm bị nhiễm chất này.
  • Xà bông kháng khuẩn, do xà bông giết chết cả vi khuẩn tốt và xấu và sẽ góp phần vào sự phát triển của việc kháng thuốc kháng sinh.

Được xuất bản lần đầu vào ngày 24/07/2023, trên Mercola.com.

Công Thành biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Joseph Mercola
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Tiến sĩ bác sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com là tác giả có sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn