Tổng quan về bệnh sởi: Triệu chứng sớm, biến chứng, điều trị thông thường và các liệu pháp tự nhiên

Với các dự đoán về sự gia tăng của bệnh sởi đang diễn ra trên toàn thế giới, chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh thời thơ ấu này cũng như các biến chứng có thể xảy ra và cách phòng tránh bệnh sởi để chủ động ngăn ngừa cho trẻ.

Trong cuộc họp báo gần đây của Natasha Crowcroft, cố vấn kỹ thuật cấp cao về bệnh sởi và rubella của Tổ chức Y tế Thế giới, đã cảnh báo rằng hơn một nửa thế giới sẽ có “nguy cơ cao hoặc rất cao” bùng phát bệnh sởi vào cuối năm 2024.

Cho đến nay đã có 35 trường hợp bệnh sởi được báo cáo trên khắp Hoa Kỳ ở các tiểu bang gồm Arizona, California, Florida, Georgia, Indiana, Louisiana, Maryland, Minnesota, Missouri, New Jersey, Thành phố New York, Ohio, Pennsylvania, Virginia và Washington. Điều thú vị là năm 2019 là năm có số ca mắc sởi cao nhất kể từ năm 1992 với 1,274 trường hợp được báo cáo.

Khi tin tức về bệnh sởi ở trẻ em xuất hiện, các bậc cha mẹ và người chăm sóc có thể cảm thấy hơi lo lắng về cách nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể cho trẻ.

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là một căn bệnh rất dễ lây lan được cho là do virus morbillivirus gây ra. Bệnh sởi còn có tên là rubella, sởi 10 ngày hoặc sởi đỏ. Không nên nhầm lẫn bệnh sởi với bệnh sởi Đức hoặc bệnh rubella.

Trong khi phần lớn trẻ em khỏe mạnh và có tình trạng dinh dưỡng tốt sẽ vượt qua căn bệnh này mà không để lại hậu quả đáng kể, thì bệnh sởi có thể là một căn bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng đối với trẻ em bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những trẻ bị thiếu vitamin A.

Bệnh sởi lây lan như thế nào?

Bệnh sởi rất dễ lây lan và được cho là lây lan qua các hạt trong không khí khi ho hoặc hắt hơi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, virus này có thể tồn tại trong không khí hoặc trên các bề mặt bị ô nhiễm tới hai tiếng.

Triệu chứng bệnh sởi

  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Ho
  • Sự xung huyết
  • Viêm kết mạc
  • Mắt đỏ hoặc đỏ ngầu
  • Đau cơ (đau nhức ở cơ, gân, v.v…)
  • Tính nhạy sáng
  • Đau họng
  • Những đốm trắng trong miệng được gọi là đốm Koplik
  • Phát ban lan từ chân tóc đến phần còn lại của cơ thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày

4 thời kỳ của bệnh sởi

Một ca bệnh sởi trung bình sẽ kéo dài khoảng 10 ngày và sẽ trải qua bốn thời kỳ.

1.Thời kỳ ủ/nung bệnh

Đây là khoảng thời gian từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện các triệu chứng bệnh sởi và thường kéo dài từ 6 đến 21 ngày. Thông thường, không có triệu chứng bệnh sởi nào xuất hiện trong thời gian này.

2. Thời kỳ khởi phát (giai đoạn viêm long)

Giai đoạn này kéo dài từ 4 đến 6 ngày và được đặc trưng bởi sốt cao, khó chịu, sổ mũi (viêm màng nhầy mũi), viêm kết mạc, phù nề lòng bàn tay (sưng mí mắt) và ho khan. Viêm kết mạc có thể liên quan đến chứng không dung nạp ánh sáng.

Hầu hết các trường hợp đều có biểu hiện đốm Koplik đặc biệt là những đốm trắng nhỏ xuất hiện ở bên trong má. Được mô tả như những hạt muối trên nền đỏ, đốm Koplik xuất hiện từ hai đến ba ngày trước khi phát ban và biến mất vào ngày thứ ba. Mặc dù không phải ai cũng có đốm Koplik nhưng hãy chú ý vì đây là dấu hiệu nhận biết bệnh.

3. Thời kỳ toàn phát (giai đoạn phát ban)

Giai đoạn phát ban là giai đoạn bùng phát hoặc phát ban của bệnh xảy ra từ hai đến bốn ngày sau khi cơn sốt bắt đầu. Các đốm phát ban có màu đỏ sẫm, phẳng hoặc nổi lên và xuất hiện đầu tiên ở trán gần chân tóc và sau tai. Sau đó ban lan xuống mặt, cổ, thân và các chi. Sốt và bứt rứt khó chịu thường biến mất từ hai đến ba ngày sau khi phát ban. Phát ban thường hết sau khoảng năm đến sáu ngày.

4. Thời kỳ lui bệnh (giai đoạn ban bay)

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn phục hồi xảy ra khi phát ban bắt đầu biến mất theo trình tự như khi xuất hiện. Ban sởi sẽ chuyển sang màu nâu và bong tróc. Trẻ cần nhiều thời gian để hồi phục sau bệnh sởi vì bệnh sởi có thể làm cho trẻ suy nhược.

Hãy cho trẻ không khí trong lành, ánh nắng mặt trời, nghỉ ngơi và bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian này.

Các biến chứng của bệnh sởi

Mặc dù hầu hết mọi người khỏi bệnh sởi mà không có bất kỳ biến chứng nào, bệnh sởi vẫn có nguy cơ kết cục lâm sàng xấu. Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 20 tuổi, phụ nữ mang thai và những người bị suy giảm miễn dịch có nhiều khả năng gặp các biến chứng nặng.

Các biến chứng có thể xuất hiện trong hoặc ngay sau giai đoạn cấp tính:

  • Nhiễm trùng tai
  • Khó thở
  • Viêm phổi
  • Tiêu chảy
  • Mất nước
  • Viêm miệng
  • Viêm não
  • Viêm não tủy lan tỏa cấp tính (một bệnh mất myelin xảy ra ở khoảng 1 trên 1,000 trường hợp)
  • Viêm não xơ cứng bán cấp (một rối loạn thần kinh tiến triển của hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và thanh niên) có thể xảy ra vài tháng hoặc nhiều năm sau đó
  • Tử vong

Điều trị thông thường

Nhiều người tin rằng chích ngừa là cách phòng tránh bệnh sởi tốt nhất. Trước khi có vaccine sởi, virus này là một căn bệnh điển hình ở trẻ em mà phần lớn trẻ em sẽ mắc phải – bệnh sởi ở trẻ em gần như đóng vai trò là lối đi để trẻ vượt qua và chiến thắng.

Vaccine sởi đã được thử nghiệm trên trẻ em từ năm 1958–1960 và được cấp phép và giới thiệu ra công chúng vào cuối những năm 1960. Kể từ đó, bệnh sởi ở trẻ em không còn phổ biến nữa. Dù hiếm gặp nhưng trẻ được chích ngừa vẫn có thể bị bệnh sởi.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với bệnh do virus nhưng có thể hữu ích trong trường hợp nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn như viêm phổi.

Các liệu pháp tự nhiên điều trị bệnh sởi

Với các ca bệnh sởi gần đây đang gia tăng, chúng ta hãy tìm hiểu một số cách phòng tránh bệnh sởi tự nhiên để trợ giúp cho cơ thể. Mục tiêu của người chăm sóc là tăng tốc độ phục hồi và tránh các biến chứng cho bệnh sởi ở trẻ em.

Lưu ý: Thông tin sau đây chỉ dành cho mục đích giáo dục. Quý vị hãy luôn tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lành nghề được cấp phép ở tiểu bang của mình nếu quý vị nghi ngờ con mình mắc bệnh sởi.

1. Các đề nghị chung:

  • Giữ con bạn ở nhà, không cho con đi học và tham gia các hoạt động khác.
  • Ưu tiên nghỉ ngơi trong suốt thời gian bệnh cho đến khi vết ban mờ dần và sắc mặt trẻ trở lại bình thường.
  • Giảm độ sáng của đèn hoặc tạo môi trường tối nếu trẻ gặp khó khăn với độ nhạy sáng.
  • Các biến chứng biểu hiện của bệnh sởi bao gồm khó thở, nhức đầu dữ dội hoặc co giật, giảm thính lực, v.v… Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

2. Bổ sung nước đầy đủ

Mất nước luôn là mối lo ngại khi vượt qua bệnh tật, đặc biệt là những trường hợp kèm theo sốt. Trong thời gian bị bệnh cấp tính, tránh mất nước bằng cách cho uống từng ngụm nhỏ nước lọc, nước hầm xương, trà thảo mộc, chất điện giải hoặc đá bào. Có rất nhiều chất điện giải hữu cơ lành mạnh không có màu nhân tạo, chất bảo quản và đường.

Điều đáng nói, nhiều người có cách suy nghĩ tự nhiên rất thích uống nước dừa để bổ sung chất điện giải. Tuy nhiên, nước dừa chủ yếu bao gồm potassium và phosphorus nhưng không cung cấp lượng sodium và chloride cần thiết để cân bằng chất điện giải.

3. Vitamin A

Thiếu vitamin A là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh sởi nặng. Trên thực tế, việc bổ sung vitamin A có thể cứu sống bệnh nhân bệnh sởi.

Gánh nặng bệnh tật và các cơn sốt cao thường đi kèm với bệnh sởi có thể nhanh chóng làm cạn kiệt lượng vitamin A trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu đề nghị những liều lượng sau đây cho trẻ em bị thiếu vitamin A. Xin lưu ý rằng tình trạng thiếu vitamin A phải được bác sĩ chẩn đoán.

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 50,000 đơn vị quốc tế (IU)
  • Bé từ 6 đến 11 tháng tuổi: 100,000 IU
  • Trẻ trên 12 tháng: 200,000 IU

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, và có thể tích tụ đến mức độc hại trong cơ thể. Vui lòng tư vấn với bác sĩ khi bổ sung vitamin A để tránh độc tính.

Thực phẩm động vật được chăn nuôi có trách nhiệm cung cấp vitamin A sinh học khả dụng nhất. Đó là gan bò nuôi bằng cỏ, trứng của gà nuôi trên đồng cỏ, cá béo và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo [từ gia súc] được nuôi bằng cỏ như bơ, bơ sữa trâu, kem và sữa. Các loại thực phẩm khác chứa nhiều vitamin A bao gồm cà rốt, bí đỏ, khoai lang, bông cải xanh, rau bina và các loại rau lá xanh đậm.

4. Dầu gan cá tuyết

Dầu gan cá tuyết là một thực phẩm bổ sung toàn phần hoàn hảo vì chứa đồng thời ba loại vitamin A, D và K có tác dụng hiệp đồng để trợ giúp cho hệ thống miễn dịch.

Như đã đề cập trước đó, nguy cơ khi bổ sung vitamin tan trong chất béo là sự tích tụ đến mức độc hại trong cơ thể. Một cách tránh điều này là thực phẩm thực phẩm toàn phần chứa nhiều vitamin A.

Bổ sung vitamin A hiệu quả nhất khi kết hợp với vitamin D. Vì thế, dầu gan cá tuyết trở thành một chất bổ sung tuyệt vời.

Lưu ý: Không dùng thêm vitamin A nếu bổ sung dầu gan cá tuyết.

5. Vitamin C

Việc bổ sung vitamin C từ thực phẩm toàn phần có thể có tác dụng kháng virus mạnh mẽ, giúp cơ thể đối phó với cơn sốt và nhiễm trùng. Hãy dùng các loại thực phẩm dồi dào vitamin C như cam, chanh, ớt, dâu tây, nho đen, bông cải xanh và đu đủ.

6. Kẽm

Kẽm có công dụng chống virus mạnh mẽ và là một cách hoàn hảo khác giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Kẽm làm giảm các triệu chứng và tăng tốc độ phục hồi. Thịt, động vật có vỏ, sữa, các loại đậu, quả hạch và hạt đều chứa nhiều kẽm.

7. Hoa cúc tím Echinacea và trái dâu tằm

Hai loại thảo mộc này đã được chứng minh rõ ràng trong nghiên cứu về đặc tính trợ giúp hệ miễn dịch, kháng virus mạnh mẽ và có thể là cách phòng tránh bệnh sởi quan trọng.

Tổng quan về bệnh sởi: Triệu chứng sớm, biến chứng, điều trị thông thường và các liệu pháp tự nhiên
Hoa cúc Echinacea. (Ảnh: Pixapay)

8. Vi lượng đồng căn

Mặc dù các liệu pháp vi lượng đồng căn còn gây tranh cãi nhưng nhiều người có tư duy toàn diện nhận thấy liệu pháp này rất có giá trị. Pulsatilla, aconite và belladonna có thể hữu ích cho các triệu chứng bệnh sởi.

9. Các điều trị triệu chứng bệnh sởi tự nhiên

  • Viêm kết mạc: nhỏ mắt bằng nước muối. Hãy cân nhắc việc chườm mắt bằng hoa cúc hoặc túi trà hoa cúc để nguội.
  • Tắm bằng bột yến mạch sẽ giúp làm dịu các vết mẩn ngứa trên da.
  • Các loại thảo mộc như hoa cúc, hoa oải hương, rễ cam thảo và rễ thục quỳ rất nhẹ nhàng và có công dụng phục hồi da.

10. Khó chịu ở họng

  • Súc miệng bằng nước muối.
  • Mật ong nguyên chất.
  • Mật ong ngâm tỏi. Lưu ý: Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì nguy cơ ngộ độc.

11. Đau tai

  • Có thể bôi dầu tỏi và dầu mullein vào tai để chống nhiễm trùng. Có rất nhiều chế phẩm thảo dược với tỷ lệ thích hợp có sẵn để mua.
  • Tinh dầu hoa oải hương và tinh dầu trà được pha loãng đúng tỉ lệ phù hợp với độ tuổi của trẻ và dùng bôi bên ngoài tai và xuống cổ có thể giúp lưu thông bạch huyết trong vùng này. Lưu ý: Không bao giờ nhỏ tinh dầu vào tai.
  • Xoa bóp có thể giúp ống vòi nhĩ thoát dịch.

Mặc dù bệnh sởi có vẻ giống như một căn bệnh trong quá khứ nhưng những mối lo ngại gần đây sẽ khuyến khích tất cả chúng ta tìm cách tốt nhất giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Thu Anh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Ashley Turner
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Tiến sĩ Ashley Turner là một bác sĩ trị liệu tự nhiên được đào tạo theo phương pháp truyền thống và là bác sĩ được hội đồng chứng nhận về sức khỏe toàn diện của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Phục hồi.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn