Vượt qua bệnh tật và thống khổ nhờ thực hành Pháp Luân Công

Bà Sha Yu Zhu là một phụ nữ Đài Loan 72 tuổi với những tính cách điển hình của phụ nữ Á Đông truyền thống – hiếu thảo và nhẫn nhịn.

Trong suốt những thập niên của cuộc sống hôn nhân trước khi bước sang tuổi 60, bà Sha là người chăm chỉ cần cù và không hề kêu ca phàn nàn gì cả. Tuy nhiên, khi đêm xuống bà lại trốn mình trong chăn mà thầm rơi nước mắt. Những nỗi uất ức bị đè nén trong tâm làm cho bà cảm thấy tủi hờn trước những bất công của cuộc sống.

Bà Sha luôn khao khát có con, nhưng bà đã phải chịu sự bất hạnh của bảy lần sảy thai. Sau lần sảy thai cuối cùng kèm băng huyết, bà đã phải cắt toàn bộ tử cung. Sau phẫu thuật, sức khỏe của bà bị giảm sút rất nhiều. Hơn nữa, bà còn phải chăm sóc mẹ chồng nằm liệt giường. Khi bị mẹ chồng mắng nhiếc và hạch sách, bà vẫn ngoan ngoãn nghe theo vì tin tưởng tuyệt đối vào lời của chồng rằng, “Lời nói của cha mẹ là mệnh lệnh thiêng liêng, phải tuân theo.”

Bà Sha đã tâm sự trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The Epoch Times, “Tôi đã trải qua bảy hay tám lần phẫu thuật. Trước mỗi ca phẫu thuật, tôi thường nghĩ: ‘Ông trời hãy đưa tôi đi, tôi không muốn sống nữa’, nhưng sau đó tôi luôn tỉnh lại. Tôi từng bị trầm cảm nặng và thường xuyên có ý định tự tử.”

Bị chẩn đoán bệnh ung thư hiếm gặp, thời gian sống chỉ còn 2 đến 3 năm

Khi bước sang tuổi 60, bà Sha bị đau bụng bất thường. Trước đây, bà đã phải thực hiện nhiều cuộc phẫu thuật nên giờ đây là bà không lạ gì với tình trạng khó chịu ở bụng. Ban đầu, bà cho rằng nguyên nhân là do dính ruột. Tuy nhiên, cơn đau ngày càng tăng khiến bà phải đến bệnh viện. Nghi ngờ viêm phúc mạc, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật và phát hiện ra rằng bà bị một loại ung thư rất hiếm gặp – u giả nhầy phúc mạc.

U giả nhầy phúc mạc lan trong ổ bụng bằng cách tiết ra mucin (thành phần của chất nhầy). Hầu hết bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng khi ổ bụng chứa đầy chất nhầy.

U giả nhầy phúc mạc không lan tràn theo đường máu hoặc bạch huyết như các bệnh ung thư khác. Nhưng nó có thể lan rộng khắp bề mặt các cơ quan trong ổ bụng, tiểu khung, đặt ra nhiều thách thức cho việc điều trị.

Loại ung thư này rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện ở khoảng 2/1,000,000 người mỗi năm.

Nhiều bác sĩ nói với bà Sha rằng căn bệnh của bà gần như không thể chữa khỏi và bà có thể chỉ sống được tối đa hai hoặc ba năm. Một chuyên gia phẫu thuật thậm chí còn nói với bà , “Hãy ăn uống bất cứ thứ gì có thể và ở nhà chờ thôi.”

Biết ngày tháng của mình đã sắp hết, bà Sha đã bí mật chuẩn bị tang lễ cho mình. Bà thậm chí còn mua quần áo tang lễ và chụp ảnh “chân dung.”

Không lâu sau, anh trai bà kể cho bà nghe về một người hàng xóm bị một căn bệnh kỳ lạ, bị teo cơ không rõ nguyên nhân ở cẳng chân, đã cải thiện sau khi tập Pháp Luân Công. Vì vậy, anh trai đề nghị bà hãy thử.

Một tia hy vọng

Nắm chặt tia hy vọng cuối cùng của mình, bà Sha tham gia một lớp học Pháp Luân Công.

Lần đầu tiên đọc “Chuyển Pháp Luân,” cuốn sách chính của Pháp Luân Công, bà nhận thấy nội dung rất gần gũi. Bà mô tả, “Cuốn sách như đang kể một câu chuyện, tiết lộ sự thật của cuộc sống, giải thích cách thức vũ trụ vận hành và khám phá lý do tại sao con người phải trải qua quá nhiều đau khổ trong thế giới này. Càng đọc, tôi càng thấy thích thú.”

Ngay sau khi đọc xong cuốn “Chuyển Pháp Luân,” nút thắt khó chịu đè nặng trái tim bà đã tan biến. Bà đã trải nghiệm được cảm giác khoan khoái và dễ chịu. Bà nói, “Tôi không còn oán giận sự bất công của cuộc sống. Cuốn sách này đã tháo gỡ những nút thắt trong trái tim tôi.”

Sau khi hoàn thành lớp học Pháp Luân Công, bà bắt đầu luyện tập tại một địa điểm luyện Pháp Luân Công gần đó. Trong khi luyện công, bà có thể cảm nhận được nguồn năng lượng mạnh mẽ dâng trào trong tay mình và cơ thể trở nên thoải mái. Bà rất phấn khích với trải nghiệm này.

Bà Sa đã đọc không ngừng nghỉ những cuốn sách của Pháp Luân Công, trong đó có “Chuyển Pháp Luân.” Bà chia sẻ, “Tôi thường đọc sách đến khuya vì thích thú. Tôi không những không cảm thấy mệt mỏi mà càng đọc, mắt tôi càng sáng ra. Điều đó khá kỳ diệu vì tôi đã trải qua phẫu thuật bong võng mạc và bị mờ mắt, mỏi mắt trong hơn 10 năm sau phẫu thuật.”

Rất lâu trước khi tập Pháp Luân Công, bà đã bị chứng rối loạn giấc ngủ. Ngay cả sau khi mẹ chồng qua đời, những giấc mơ về mẹ chồng cũng khiến cho bà bị căng thẳng trầm trọng. Ngoài ra, bà thường xuyên gặp ác mộng và bóng đè vào ban đêm. Sự dày vò dai dẳng khiến bà vô cùng đau khổ và gần như không có cách nào để xoa dịu.

Bà chia sẻ, “Đáng chú ý, sau khi đọc xong “Chuyển Pháp Luân” tất cả những căng thẳng trong tâm tôi tan biến, tôi bắt đầu ngủ ngon. Bây giờ tôi dậy sớm mỗi ngày, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc mà không thể giải thích được.”

Khoảng một tuần sau khi tham gia nhóm luyện Pháp Luân Công buổi sáng, cảm giác thèm ăn của bà bắt đầu cải thiện và bà có thể ăn nửa chén cơm. Trước đó, sau ca phẫu thuật, bà chán ăn và chỉ có thể ăn rất ít. Ngoài ra, cảm giác đầy bụng thường xuyên khiến cho bà luôn bi quan và chán nản.

“Sau khi tập luyện khoảng một tháng, tôi đã có thể ăn uống bình thường trở lại, sức lực hồi phục, cơ thể nhẹ nhàng và trẻ ra.” Đã 12 năm kể từ đó.

Bà thực hành Pháp Luân Công hàng ngày và trong mọi hành vi của mình, bà đều cân nhắc xem liệu nó có phù hợp với nguyên lý chân, thiện và nhẫn hay không. Ý tưởng này còn thể hiện trong lời nói nhằm bảo đảm không gây tổn hại cho người khác. Bà nói, “Tôi đã 72 tuổi và tôi rất khỏe mạnh. Mọi người thường nói rằng trông tôi trẻ hơn rất nhiều so với những người cùng tuổi.”

Trước đây, khi bị người khác làm tổn thương hoặc hiểu lầm, bà Sha cảm thấy bị đối xử bất công và phải cố gắng giữ bình tĩnh. Giờ đây, cảm xúc của bà không còn bị khuấy động bởi hoàn cảnh như vậy nữa. Thay vào đó, bà đáp lại một cách lịch sự và đưa ra những lời giải thích cho đối phương, và mọi thứ vẫn ổn dù đối phương không chấp nhận.

Bà Sha cho biết, chồng bà có tấm lòng nhân hậu nhưng tính tình nóng nảy và hay lớn tiếng khi tức giận. Trước khi tu luyện, bà đã từng chịu đựng điều đó, nhưng bà vẫn cảm thấy khó chịu trong tâm. Kể từ khi bắt đầu tu luyện, mỗi khi chồng nổi nóng, bà sẽ đáp lại bằng cách kiên nhẫn, thể hiện sự thực lòng quan tâm đến chồng, điều này thường dẫn đến hóa giải xung đột. Bà giải thích, “Tôi sẽ nhìn vào những phẩm chất tốt đẹp của ông ấy, tôi hiểu rằng ý muốn của ông ấy là tốt mặc dù hành vi của ông ấy là khó chịu.”

Bà bày tỏ: “Tôi đã hiểu rằng bằng cách tuân theo nguyên lý chân, thiện và nhẫn, mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ và cuộc sống sẽ thay đổi. Tôi đã được hưởng lợi rất nhiều từ điều này, và cuộc sống của tôi trở nên thanh thản và viên mãn hơn. Đó là lý do tại sao tôi đã duy trì được sức khỏe tuyệt vời.”

Pháp Luân Công: Rèn luyện đạo đức và cải thiện sức khỏe thể chất

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn thực hành tâm linh rèn luyện cả thân lẫn tâm được Đại sư Lý Hồng Chí giới thiệu ở Trung Quốc vào năm 1992. Tuân theo nguyên lý chân, thiện và nhẫn, Pháp Luân Công khuyến khích các học viên rèn luyện đạo đức, nâng cao cảnh giới tinh thần, và cuối cùng đạt được mục tiêu trở về với con người thật của mình. Môn tập này bao gồm năm bài tập, trong đó có thiền định, được thiết kế đơn giản và dễ học. Một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã báo cáo về trải nghiệm cải thiện trạng thái sức khoẻ về cảm xúc tinh thần, sức khỏe thể chất và giải quyết được nhiều căn bệnh mạn tính thông qua thực hành môn tập này.

Tiến sĩ Margaret Trey, một tác giả và nhà tư vấn tâm lý học từ Đại học Flinders ở Úc, đã thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến với 360 học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới (trừ Trung Quốc). Những học viên này được yêu cầu mời bạn bè và gia đình không tu luyện điền vào bảng câu hỏi, thực hiện như một nhóm đối chứng. Cuộc khảo sát cho thấy các học viên Pháp Luân Công lạc quan hơn về tình trạng sức khỏe. Về sức khỏe tâm thần, hơn 80% người tập cho biết phần lớn thời gian họ cảm thấy bình tĩnh và tràn đầy năng lượng, trong khi chỉ có 44% người không tập cho biết cảm giác tương tự.

Một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ năm 2016 cho thấy rằng thực hành Pháp Luân Công có thể kéo dài đáng kể sự sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và làm giảm bớt các triệu chứng của họ.

Các nhà nghiên cứu từ Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Đài Loan đã quan sát 152 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công. Các loại ung thư chính bao gồm phổi, gan, dạ dày, bệnh bạch cầu, thực quản, phụ khoa, tuyến tụy, đường mật và đại trực tràng.

Nghiên cứu cho thấy tính đến ngày báo cáo, 149 bệnh nhân vẫn còn sống và có sức khỏe tốt. So với thời gian sống sót được dự đoán là 5.1±2.7 tháng, thời gian sống sót thực tế kéo dài đáng kể đến 56.0±60.1 tháng, với trung vị thời gian cải thiện triệu chứng là 1.3±1.7 tháng. Trong số đó, 147 trường hợp (96.7%) cho biết đã hồi phục hoàn toàn triệu chứng, với 60 trường hợp được bác sĩ điều trị xác nhận. Trung vị thời gian để hồi phục hoàn toàn triệu chứng là 3.6±3.3 tháng và trung vị thời gian sống không có triệu chứng là 52.7±61.1 tháng. Ngoài ra, thực hành Pháp Luân Công còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Vào năm 2020, một nghiên cứu với hơn một nghìn học viên Pháp Luân Công người Đài Loan đã được công bố trên tập san quốc tế Đánh giá chính sách và hành vi sức khỏe. Nghiên cứu dùng ‘Khảo sát sức khỏe dạng ngắn gồm 36 mục MOS’ (SF-36) được ứng dụng rộng rãi, để đánh giá những người tham gia. Các phát hiện cho thấy rằng qua 8 chỉ số bao gồm “sức khỏe thể chất” và “sức khỏe tâm thần”, các học viên Pháp Luân Công đạt điểm cao hơn đáng kể so với dân số nói chung ở 6/8 chỉ số, ngoại trừ “chức năng thể chất” và “chức năng xã hội.” Ngoài ra, các học viên Pháp Luân Công từ 65 tuổi trở lên có điểm số cao hơn đáng kể ở cả 8 chỉ số sức khỏe thể chất và tinh thần so với dân số nói chung.

Nghiên cứu cũng cho thấy so với tiêu chuẩn chung ở Đài Loan, 70 đến 89% những người bị các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, bệnh phổi và huyết áp cao đã có cải thiện hoặc hồi phục sau khi tập luyện Pháp Luân Công.

Trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, một cuộc khảo sát ngẫu nhiên với sự tham gia của 12,553 học viên Pháp Luân Công đã được Tổng cục Thể thao Trung Quốc thực hiện vào tháng 05/1998. Cuộc khảo sát cho thấy rằng sau khi luyện tập từ vài tháng đến 1 năm, những học viên này đã có cải thiện đáng kể về tình trạng thể chất, dẫn đến tỷ lệ hồi phục tổng thể lên tới 97.9%.

Thanh Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Lisa Bian
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Lisa Bian, là chuyên gia chăm sóc sức khỏe có bằng Cử nhân Khoa học Y khoa. Với nền tảng kiến thức phong phú, bà đã tích lũy được hơn ba năm kinh nghiệm thực tế với tư cách là bác sĩ Trung y. Ngoài chuyên môn lâm sàng, bà còn là nhà văn thành đạt ở Nam Hàn, có những đóng góp quý giá cho The Epoch Times. Những tác phẩm sâu sắc của bà bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm y học tích hợp, xã hội, văn hóa Nam Hàn và quan hệ quốc tế.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn