Bổ sung dầu cá Omega-3 giúp hạ huyết áp, nhưng 7 kiểu người nên tránh

Cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ phổ biến đối với các bệnh mãn tính nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và bệnh thận. Dầu cá chứa acid béo không no omega-3 được nhiều nghiên cứu khẳng định có tác dụng hạ huyết áp. Vậy tác dụng của dầu cá có thực sự hứa hẹn như được công bố không? Và những ai không thích hợp để dùng dầu cá?

Một nghiên cứu năm 2021 do tạp chí quốc tế The Lancet công bố cho thấy số người bị cao huyết áp trên toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua.

Theo Cẩm nang Học tập và Phòng ngừa Cao Huyết áp do Cục Quản lý Nâng cao Sức khỏe, Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan ban hành thì cao huyết áp được chia thành bốn giai đoạn theo mức huyết áp được ghi lại. Khi huyết áp tâm trương hoặc tâm thu vượt quá giá trị bình thường thì bị coi là mắc bệnh cao huyết áp.

Bổ sung dầu cá Omega-3 giúp hạ huyết áp, nhưng 7 kiểu người nên tránh

Cao huyết áp được chia thành cao huyết áp nguyên phát và cao huyết áp thứ phát, trong đó cao huyết áp thứ phát chỉ chiếm khoảng 1 đến 5% bệnh nhân. Những trường hợp này phần lớn là do thay đổi sinh lý hoặc bệnh tật, chẳng hạn như các triệu chứng cao huyết áp do bệnh thận gây ra. Nguyên nhân của cao huyết áp nguyên phát vẫn chưa được biết và có thể là do di truyền hoặc bao gồm các yếu tố lối sống.

Cao huyết áp là tín hiệu cảnh báo của cơ thể

Jonathan Liu là giáo sư tại một trường cao đẳng công lập Canada cho biết trong chương trình “Health 1+1” rằng cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng” và các biến chứng của nó bao gồm bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ và suy thận. Theo quan điểm của Trung y, cao huyết áp là tín hiệu cảnh báo của cơ thể.

Giáo sư Liu giải thích rằng Trung y coi cao huyết áp là sự phản ánh các rối loạn nội tạng. Nếu điều trị sớm để điều hòa tạng phủ thì người bệnh sẽ tự khỏi bệnh. Ông cũng nói Trung y tin rằng huyết áp cao chủ yếu liên quan đến gan và tỳ vị (hệ lá lách-dạ dày).

Trung y cho rằng một số bệnh nhân cao huyết áp có tính tăng động ở gan dương, đặc điểm là người đó nóng nảy, lo lắng, đau đầu và chóng mặt. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của bệnh là do chức năng gan thận suy yếu.

Tỳ vị (hệ lá lách-dạ dày)

Thức ăn cần được lá lách và dạ dày tiêu hóa trước khi chuyển hóa thành năng lượng. Nếu lá lách và dạ dày yếu, thức ăn không thể được tiêu hóa và biến thành năng lượng hữu ích, các tế bào sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Trong trường hợp này, cơ thể cần gửi nhiều máu hơn để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho tế bào, do đó khiến huyết áp tăng lên.

Giáo sư Liu nói rằng Trung y chia bệnh nhân tăng huyết áp thành bốn loại thể chất, mỗi loại yêu cầu các loại thuốc và phương pháp điều trị khác nhau.

1. Thể chất đờm ẩm

  • Đặc điểm: Béo phì, miệng dính, rêu lưỡi dày, da dầu, tức ngực, kém thích ứng với mùa mưa và/hoặc môi trường ẩm ướt
  • Xu hướng mắc bệnh: Đột quỵ, bệnh tim, v.v.
  • Thực đơn gợi ý: Thực đơn ăn uống nên nhẹ nhàng; ăn nhiều đậu đỏ, củ cải trắng, rong biển, đậu phộng, hành tây, ô liu, bí đao, măng, lá sơn trà (loquat) và các loại hải sản như sứa, cá mè hoa, nghêu.
  • Thực phẩm nên tránh: Đồ béo, ngọt, nhiều dầu mỡ, đồ sống, lạnh, đồ uống có đá, uống nhiều rượu
  • Thực đơn chữa bệnh: Cháo phục linh trắng được nếu từ 15g phục linh, 100g gạo Japonica, nêm thêm hạt tiêu và ăn hai lần mỗi ngày.

2. Thể thiếu âm

  • Đặc điểm: Người gầy, miệng họng khô, tay chân nóng, đại tiện khô, lưỡi đỏ
  • Xu hướng mắc bệnh: Dễ mệt mỏi và mất ngủ
  • Thực đơn gợi ý: Nấm trắng, mía, lê, huệ tây, kỷ tử, thịt vịt, củ sen, a giao (gelatin da lừa), mộc nhĩ, hải sâm, canh khoai mỡ thịt nạc, canh phổi lợn.
  • Thực phẩm nên tránh: Thực phẩm cay, tỏi, tỏi tây, hạt tiêu Tứ Xuyên, quế, gừng khô, đinh hương
  • Thực đơn chữa bệnh: Nước uống kỷ tử và hoa cúc làm từ 20g quả kỷ tử, 6g hoa cúc, 30g tầm gửi gạo, 15g dâu tằm
Bổ sung dầu cá Omega-3 giúp hạ huyết áp, nhưng 7 kiểu người nên tránh
Thực đơn giúp hạ huyết áp cho thể trạng thiếu âm (Ảnh: The Epoch Times)

3. Thể chất thiếu khí

  • Đặc điểm: Dễ mệt mỏi, thở dốc, dễ đổ mồ hôi, cơ bắp rã rời, lưỡi hơi hồng, có vết răng ở mép lưỡi.
  • Xu hướng mắc bệnh: Bị cảm lạnh, sa nội tạng và các bệnh khác
  • Thực đơn chữa bệnh: Trà Thận khí ích khí được pha từ 10g đảng sâm bắc, 10g hoàng kỳ, 6g vỏ quýt, 20g quả kỷ tử, 5 quả táo đỏ. Nghiền các nguyên liệu trên thành bột và dùng 400ml nước sôi để pha trà.

4. Thể huyết ứ

  • Đặc điểm: Da và lưỡi sậm màu, bầm máu trên bề mặt lưỡi, rối loạn sắc tố/đốm đen trên mặt
  • Xu hướng mắc bệnh: U xơ tử cung, tăng sản vú, u nang, dễ bị đau
  • Thực đơn gợi ý: Táo gai, hoa hồng, rượu vang, đường nâu, đu đủ, cà tím
  • Thực phẩm nên tránh: Mận khô, quả lựu, quả hồng, khổ qua, mận, đậu phộng
  • Thực đơn chữa bệnh: Nước uống nấm linh chi, tam thất và táo gai nấu từ 30g nấm linh chi, 200ml nước táo gai, 4g bột tam thất. Đun nấm linh chi trong một lượng nước thích hợp ở nhiệt độ thấp trong một giờ. Lọc bã và chỉ giữ lại phần nước cốt, sau đó thêm nước táo gai và bột tam thất. Uống một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.

8 yếu tố kích hoạt cao huyết áp

Cao huyết áp là bệnh phổ biến và lối sống hiện đại làm cho bệnh cao huyết áp trở nên tồi tệ hơn. Những thói quen xấu nào gây ra cao huyết áp? Giáo sư Liu trích dẫn những lý do có thể có sau đây:

1. Hút thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá có thể khiến thành mạch máu xơ cứng và mất tính đàn hồi. Đồng thời, nicotin sẽ tác động lên hệ thần kinh khiến tim đập nhanh, co mạch và làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ cao huyết áp và tắc nghẽn mạch.

2. Rượu: Uống rượu điều độ có thể tốt cho cơ thể nhưng uống quá nhiều rượu mạnh hoặc chè chén say sưa sẽ ảnh hưởng đến tế bào cơ tim, gây cao huyết áp tức thời.

3. Ăn mặn: Khi hàm lượng natri trong cơ thể tăng quá nhiều, để giảm nồng độ ion natri, cơ thể sẽ cố gắng tăng hàm lượng nước trong máu, điều này sẽ làm tăng lượng máu từ tim ra. Sự gia tăng thể tích này thông qua việc bơm thêm máu từ tim sẽ tác động lên thành mạch máu, do đó khiến huyết áp tăng lên

4. Thực phẩm quá ngọt và/hoặc quá nhiều dầu mỡ: Lượng đường và dầu tinh luyện dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo và tích trữ trong cơ thể, đồng thời làm tăng mỡ máu, khiến mạch máu mất tính đàn hồi, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và huyết áp cao.

5. Béo phì: Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Nồng độ mỡ trong máu cao hơn có thể gây ra một số biến chứng như bệnh tim và tiểu đường.

6. Tập thể dục không đủ: Bài tập aerobic luôn hữu ích trong việc duy trì tính đàn hồi của thành tim mạch. Thiếu tập thể dục và/hoặc thói quen sinh hoạt không tốt có thể dễ dàng dẫn đến cao huyết áp.

7. Thói quen sinh hoạt không điều độ: Ăn ngủ không điều độ có thể gây căng thẳng tinh thần. Khi bị căng thẳng, nhịp tim thường tăng nhanh, làm tăng mức tiêu thụ oxy của cơ tim, gây tăng huyết áp.

8. Tâm trạng không ổn định: Tâm trạng lên xuống thất thường liên tục có thể dẫn đến cao huyết áp.

Bổ sung dầu cá Omega-3 giúp hạ huyết áp, nhưng 7 kiểu người nên tránh
8 yếu tố kích hoạt cao huyết áp (Ảnh: The Epoch Times)

Lời khuyên chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân cao huyết áp

Giáo sư Liu nói rằng cách chính để giảm huyết áp cao là điều chỉnh lối sống. Ví dụ, ông nói hãy bắt đầu với những thay đổi sau:

  1. Tập thể dục vừa phải
  2. Ăn thực đơn ăn ít muối, với lượng muối tốt nhất là dưới 6g
  3. Ăn thực đơn ăn ít chất béo và giàu trái cây, rau quả
  4. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  5. Duy trì trạng thái cân bằng tâm lý phù hợp; cố gắng không cáu kỉnh, bực bội hoặc ghen tị
  6. Bỏ hút thuốc và uống rượu
  7. Uống bổ sung omega-3
Bổ sung dầu cá Omega-3 giúp hạ huyết áp, nhưng 7 kiểu người nên tránh
Lời khuyên cho bệnh nhân cao huyết áp (Ảnh: The Epoch Times)

Ai nên tránh dùng dầu cá?

Giáo sư Liu cho biết omega-3 có thể làm tăng tính đàn hồi của mạch máu và bảo vệ mạch máu khỏi bị hư hại. Omega-3, acid béo EPA và DHA chứa trong dầu cá, không chỉ điều chỉnh mỡ máu, chống viêm, cải thiện chức năng nhận thức và thúc đẩy tái tạo thần kinh mà acid alpha-linolenic (ALA) trong dầu cá còn có thể ngăn ngừa mảng bám lắng đọng ở mạch máu, do đó làm giảm nguy cơ tắc nghẽn tim mạch.

Mặc dù theo Trung y omega-3 có tác dụng kích hoạt máu rất tốt nhưng giáo sư Liu cảnh báo rằng một số loại người không phù hợp tiêu thụ dầu cá. Đó là:

  1. Người bị rối loạn đông máu, như bệnh ưa chảy máu và những người dùng thuốc chống đông máu.
  2. Người dùng máy tạo nhịp tim và người dễ có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim.
  3. Người bị dị ứng với dầu cá, hải sản.
  4. Bệnh nhân xơ gan hoặc ở giai đoạn trung gian của bệnh gan mãn tính. Những người này do bị rối loạn chức năng đông máu nên cần tránh dùng dầu cá.
  5. Bệnh nhân tiểu đường.
  6. Người bị huyết áp thấp (hạ huyết áp) hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp.
  7. Bệnh nhân bị polyp đại trực tràng.
Bổ sung dầu cá Omega-3 giúp hạ huyết áp, nhưng 7 kiểu người nên tránh
Nếu mắc một trong những tình trạng sau, bạn nên tránh dầu cá. (Ảnh: The Epoch Times)

Công Thành biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Amber Yang
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Amber Yang là giám đốc tiếp thị cho các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên trong nhiều năm, đồng thời là ký giả kiêm biên tập viên về sức khỏe và sắc đẹp trong 10 năm. Cô cũng là người dẫn chương trình và nhà sản xuất của các chương trình YouTube "Amber Running Green" và "Amber Health Interview."
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn