Vượt qua nỗi thống khổ của bệnh viêm khớp dạng thấp nhờ một cuốn sách dẫn lối

“Khi căn bệnh viêm khớp dạng thấp bùng phát, cơn đau khớp thực sự rất dữ dội! Tôi ướt đẫm mồ hôi lạnh, không kìm được nước mắt, có lúc quằn quại trên sàn nhà trong thống khổ không thể chịu nổi. Trong những giây phút đau đớn tột cùng, tôi thậm chí còn van xin chồng mình lấy dao và chặt đứt cánh tay mình từ dưới khuỷu tay… Tôi đã nhiều lần có ý định tự tử.”

Bà Wong Chunmei (bút danh), hiện 80 tuổi, đã chia sẻ trải nghiệm của mình trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với The Epoch Times vào ngày 16/11.

Mặc dù bà đã thoát khỏi căn bệnh viêm khớp dạng thấp trầm trọng hơn 20 năm nay, nhưng mỗi khi nhớ lại cơn đau dữ dội trong các đợt bệnh bà vẫn cảm thấy ớn lạnh dọc sống lưng.

Ở tuổi 50, sau khi bị chảy máu nặng do u xơ tử cung, bà Wong nhận thấy các khớp tay và chân vốn trước đây chỉ khó chịu nhẹ thì ngày càng đau và sưng tấy. Sau đó, bà được chẩn đoán bị bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh tự miễn đặc trưng bởi sự bào mòn khớp mạn tính, dẫn đến suy giảm hoặc thậm chí mất hoàn toàn chức năng. Bệnh nhân thường gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm và lo lắng. Hiện nay, y học hiện đại chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp.

Vậy bà Wong đã làm thế nào để vượt qua nỗi đau tưởng chừng như không thể chữa khỏi được này? Dưới đây là một câu chuyện kỳ diệu có thật.

Câu chuyện của bà Wong

Trở lại tháng 05/1998, bà Wong [lúc này] đã bị viêm khớp dạng thấp sáu năm. Mặc dù đã thử nhiều loại thuốc Tây và Trung y, nhưng các triệu chứng của bà vẫn nặng lên, những cơn đau đến thường xuyên hơn, di chuyển từ các khớp bàn tay – bàn chân đến khớp cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân và đầu gối. Ngoài ra, các khớp bị sưng dần dần biến dạng.

Tệ hơn nữa, bệnh mạch vành của bà cũng đột nhiên trở nặng.

Ở độ tuổi tứ tuần, bà Wong bị bệnh mạch vành với các triệu chứng thường gặp như đau tức ngực và đánh trống ngực. Trong các đợt cấp, bà cần dùng nitroglycerin để giảm đau nhanh. Bệnh mạch vành là do [các mảng] xơ vữa thành mạch gây hẹp lòng động mạch vành, dẫn đến thiếu hụt lượng máu cung cấp cho cơ tim, từ đó biểu hiện một loạt các triệu chứng lâm sàng như đau thắt ngực, suy tim, rối loạn nhịp tim và đột tử. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và cho tới hiện nay y học hiện đại cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn được.

Thời gian đó bà phải nhập viện ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm để điều trị. Sau 11 ngày, tình trạng của bà có cải thiện đôi chút nhưng vẫn phải tiếp tục nhập viện để theo dõi và điều trị.

Tuy nhiên, do khó khăn tài chính, gia đình bà phải vay tiền để trang trải nên bà nhất quyết muốn xuất viện sớm.

Ngoài bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh mạch vành, năm 20-30 tuổi, bà còn bị viêm thận bể thận tái phát, viêm gan mạn tính, viêm túi mật, sỏi mật và thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Sau đó, do dùng nhiều loại thuốc khác nhau, bà còn bị viêm – loét dạ dày. Vì thường xuyên phải đến bệnh viện, bà không chỉ tiêu hết tiền tiết kiệm của gia đình mà còn vay một khoản nợ đáng kể.

Cuối cùng, bà cũng được xuất viện sớm.

Căn bệnh tuyệt vọng cần giải pháp tuyệt diệu

“Bệnh viêm khớp dạng thấp cùng với bệnh mạch vành không thể chữa khỏi, đã dày vò tôi đến mức cuộc sống dường như bế tắc. Thu nhập ít ỏi của chồng tôi không thể trang trải được các hóa đơn y tế liên tiếp, chưa kể đến gánh nặng đè lên ba đứa con của chúng tôi. Tại sao cuộc sống của tôi lại khó khăn đến thế? Tôi nên làm gì?”

Đêm trước khi xuất viện, bà Wong nằm trên giường bệnh, trằn trọc không thể ngủ được. Những lo lắng ngập tràn trong tâm trí, phủ bóng lên tương lai của bà.

Đột nhiên, trong đầu bà nảy ra một ý tưởng, “Có lẽ mình nên đến chùa và tìm vị ni cô đó…” Trước đó, người chị dâu đã gợi ý cho bà nên đến chùa và hỏi ý kiến từ một “lão ni cô phi phàm” để được giúp đỡ.

Vào ngày xuất viện, bà đã đi tìm vị ni cô. Tuy nhiên, lão ni cô cảm thấy bất lực và giải thích rằng không thể giúp gì cho tình trạng của bà Wong. Lão ni cô nói thêm, “Có thể bà sẽ gặp được một vị Sư phụ đặc biệt và bà có thể theo học từ vị Sư phụ ấy.”

Trên đường về nhà, bà Wong nhớ lại lời nói của lão ni cô về vị “sư phụ”, [bà chợt] nhớ đến một phòng khám mà bà từng đến để điều trị. Một bác sĩ ở đó đã từng giới thiệu Pháp Luân Công – một môn khí công dựa trên nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Vào thời điểm đó, bà nghi ngờ tính hiệu quả của bất kỳ phương pháp tập luyện nào giúp chữa khỏi những căn bệnh nặng như vậy.

Tuy nhiên, lời khuyên của lão ni cô đã thôi thúc bà thử tập luyện phương pháp này. Từ chùa trở về, bà liền đến gặp vị bác sĩ đó.

Chuyển Pháp Luân giúp thân – tâm trở nên thư thái

Bác sĩ giới thiệu ngắn gọn về Pháp Luân Công và cho bà mượn cuốn sách có tựa đề “Chuyển Pháp Luân”. Ông đề nghị bà đọc cuốn sách trước khi quyết định có nên tập Pháp Luân Công hay không. Theo vị bác sĩ, tại thời điểm đó cuốn sách này không có sẵn tại địa phương.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công được ông Lý Hồng Chí giới thiệu lần đầu tại Trung Quốc vào năm 1992. Dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, Pháp Luân Công bao gồm năm bộ công pháp, trong đó có thiền định và nhấn mạnh đến việc duy trì đạo đức và chính niệm trong cuộc sống hàng ngày. “Chuyển Pháp Luân” là cuốn sách cốt lõi của Pháp Luân Công.

Sau khi bà Wong trở về nhà vào buổi chiều, bà bắt đầu đọc sách “Chuyển Pháp Luân”. Bà thốt lên trong kinh ngạc, “Cuốn sách này thực sự phi thường. Trong khi đọc [sách], tôi hiểu ra nhiều bài học cuộc sống, và cảm nhận thấy một cảm giác thoải mái phi thường trong tâm. Thật kỳ diệu, từ lúc nào không hay, cơ thể tôi không còn cảm thấy đau đớn nữa.”

Vì địa phương đó hiện không có cuốn sách giá trị này nên bà quyết định chép lại cuốn sách bằng tay.

Buổi tối, khi chồng đi làm về, ông ngạc nhiên thấy bà Wong đang ngồi viết tay. “Không phải tay bà bị đau nên không thể viết được sao?”

Bà trả lời, “Tay tôi dường như không bị đau khi chép lại cuốn sách.” Ngày hôm đó, bà tiếp tục chép cho đến hơn 1 giờ sáng.

Mặc dù chưa đọc sách được nhiều nhưng bà vẫn nóng lòng muốn đến gặp vị bác sĩ vào ngày hôm sau để học các bài công pháp của Pháp Luân Công.

Ban đầu, do bị đau khớp và hạn chế vận động nên bà thấy việc tập các bài công pháp khá khó khăn. Tuy nhiên, bà vẫn kiên trì và cố gắng hết sức để hoàn thành từng động tác.

Sau này, bất cứ khi nào có thời gian, bà đều đọc hoặc chép lại “Chuyển Pháp Luân.” Bà nói, “Qua cuốn sách, tôi hiểu ra nguyên nhân bệnh tật của mình và tại sao cuộc sống của tôi lại khó khăn như vậy. Tôi trở nên lạc quan và ý nghĩ tự tử ám ảnh tôi trước đây đã hoàn toàn biến mất.”

Bà nói, “Chỉ sau chưa đầy hai tháng, các triệu chứng đau khớp của tôi đã cải thiện đáng kể. Tôi đã ngừng tất cả các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp và trả lại bệnh viện vì những loại thuốc đắt tiền này. Tôi hy vọng chúng có thể giúp ích cho những người cần.”

Vị bác sĩ đã giới thiệu Pháp Luân Công cho bà rất đồng cảm, cho rằng tình trạng của bà Wong đã không mấy cải thiện mặc dù trải qua nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Đến năm 1999, các triệu chứng đau khớp của bà Wong đã giảm đáng kể và số lần xuất hiện các cơn đau do những bệnh khác cũng giảm đi.

Bà kể rằng trước đây, do bệnh tật kéo dài nên bà thường xuyên cảm thấy chán nản, cáu kỉnh và dễ nổi nóng. Khi sức khỏe được cải thiện, bà trở nên vui vẻ hơn.

Bà kể rằng đã tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” kể từ khi bắt đầu tu luyện.

Trong thời gian đó, người thân và bạn bè xung quanh nhận thấy những thay đổi tích cực trong tính cách của bà, nhận xét rằng, “Tính khí của bà ấy đã tốt hơn. Bà ấy không chấp vào mọi thứ và luôn giữ thái độ vui vẻ.”

Dưới ảnh hưởng của bà, chồng và ba người con cũng bắt đầu tu luyện.

Tuy nhiên, vào tháng 07/1999, chính quyền Trung Quốc bắt đầu bôi nhọ và đàn áp Pháp Luân Công. Nhiều học viên đã bị giám sát, bắt cóc, bức hại tàn khốc và thậm chí bị giết hại. Ngay cả khi đó, bà Wong vẫn không đầu hàng trước cuộc bức hại và tiếp tục tu luyện. Để tránh bị bức hại, bà và gia đình có lúc phải chuyển đi nơi khác.

Mọi bệnh tật đều khỏi sau 4 năm tu luyện

Bà nói, “Đến năm 2001, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp của tôi, chẳng hạn như đau và sưng khớp, đã hoàn toàn biến mất và kể từ đó không còn tái phát nữa.”

Không chỉ vậy, trong cùng thời gian đó, những triệu chứng bệnh mạch vành của bà đã giảm đáng kể và vô cùng hiếm khi xuất hiện cơn đau tim. Ngay cả khi xảy ra, cơn đau thường sẽ giảm bớt sau khi bà nghỉ ngơi một lúc ngắn. Ngoài ra, các bệnh khác cũng rất hiếm khi bùng phát trở lại.

Bà cho biết, “Vào năm 2002, cơ thể tôi đã bình phục hoàn toàn, đó chắc chắn là một lý do để ăn mừng. Sau đó tôi quyết định làm việc tại một khách sạn ở Hàn Quốc để kiếm tiền.” Lúc đó bà đã 60 tuổi. Do bị nhiều bệnh tật, bà đã nghỉ ở nhà nhiều năm mà không có kinh nghiệm làm việc.

Làm việc tại một khách sạn ở Hàn Quốc là một công việc vất vả, bà phải tiếp xúc với nước lạnh khi rửa bát. Kể từ khi được chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, bà đã tránh chạm tay vào dù chỉ một giọt nước lạnh trong nhiều năm vì sợ có thể kích hoạt đợt cấp. Tuy nhiên, trong thời gian làm việc tại khách sạn, bà không còn cách nào khác buộc phải dùng nước lạnh. Điều đáng ngạc nhiên là bệnh viêm khớp dạng thấp không tái phát trong thời gian ở đó. Sau khi làm việc ở Hàn Quốc gần hai năm, bà trở về Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, chính quyền Trung Cộng đang tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công, và bà không thể khoanh tay đứng nhìn. Sau khi trở về Trung Quốc, bà mua một chiếc máy in và cùng chồng in các tài liệu tiết lộ sự thật về Pháp Luân Công. Ban đêm, hai người không hề mệt mỏi vác những tài liệu này trên vai đi phát cho dân chúng.

Bà Wong nói không bị tái phát bất kỳ căn bệnh nào, bà cũng đã không dùng bất kỳ loại thuốc nào trong hơn 20 năm qua.

“Bệnh tim mạch vành từng đe dọa đến tính mạng của tôi đã khỏi từ lâu rồi. Trước đây, đầu gối của tôi bị biến dạng khiến bàn chân xoè ra ngoài khi đi lại. Bây giờ tư thế của tôi đã bình thường. Mọi biến dạng khớp không còn thấy nữa, và mọi thứ trở lại bình thường.”

Tôi rất biết ơn Pháp Luân Công và Sư phụ đã dạy tôi tu luyện. Mong muốn duy nhất của tôi bây giờ là cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc sớm chấm dứt để người dân Trung Quốc được tự do tu luyện.”

(Vì cho đến ngày nay Trung Cộng vẫn tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công, nên cuộc phỏng vấn này dùng bút danh để bảo vệ bà Wong và gia đình.)

Nghiên cứu: Thiền có thể cải thiện hiệu quả các bệnh mạn tính

Thiền là một phương pháp thực hành nhấn mạnh đến sự hòa hợp giữa tâm và thân, nhằm mục đích tĩnh tâm và nâng cao sức khỏe tổng thể. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện thiền không chỉ làm giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu và trầm cảm mà còn giảm thiểu tác động bất lợi của căng thẳng lên hệ miễn dịch. Thiền làm giảm đáng kể các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn (rối loạn chức năng hệ miễn dịch) được đặc trưng bởi phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các mô khớp khỏe mạnh. Các triệu chứng của bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn do những yếu tố kích hoạt như căng thẳng.

Nghiên cứu năm 2014 đăng trên Tập san Annals of Rheumatic Diseases (Biên niên sử Bệnh Thấp khớp) cho thấy việc rèn luyện chánh niệm và thiền định có thể làm giảm hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp thông qua tăng chức năng miễn dịch của bệnh nhân. Ngoài ra, phương pháp này cũng làm giảm đáng kể tình trạng đau khớp và cứng khớp của người bệnh.

Một nghiên cứu công bố trên Tập san The Journal of Alternative and Complementary Medicine (Y học Thay thế và Bổ sung) năm 2005, đã tiết lộ rằng so với người khỏe mạnh bình thường, các học viên Pháp Luân Công (có kinh nghiệm tập luyện từ 1 đến 5 năm) tăng khả năng miễn dịch và có những thay đổi trong gene gây chết tế bào giúp giải quyết tình trạng viêm nhanh chóng.

Năm 2002, một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cũng phát hiện ra rằng, so với nhóm người bình thường, tập Pháp Luân Công có thể giúp các học viên tăng sức đề kháng.

Hiệu quả của tập Pháp Luân Công trong việc điều trị nhiều loại bệnh mạn tính

Một nghiên cứu khảo sát được công bố trên Tập san Health Behavior and Policy Review (Chính sách và Hành vi Sức khỏe) năm 2020, với sự tham gia của hơn một ngàn học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan, đã tiết lộ rằng những người bị những bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấpcao huyết áp đã cải thiện từ 70 đến 89% hoặc hồi phục hoàn toàn sau khi tập Pháp Luân Công.

Vào tháng 05/1998, Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát mẫu giữa các học viên Pháp Luân Công. Trong số 12,553 học viên được khảo sát, có 10,475 người (83,4%), cho biết họ bị một hoặc nhiều bệnh trước khi tập Pháp Luân Công. Sau khi luyện tập từ vài tháng đến vài năm, tình trạng sức khỏe của các học viên đã cải thiện đáng kể. Tỷ lệ phục hồi đạt 77.5%, 20.4% có sự cải thiện, và tỷ lệ hiệu quả tổng thể là 97.9%.

Bạn có thể mua sách Chuyển Pháp Luân tại đây. và cũng có sẵn để đọc trực tuyến miễn phí tại đây.

Thanh Tú biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Lisa Bian
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Lisa Bian, là chuyên gia chăm sóc sức khỏe có bằng Cử nhân Khoa học Y khoa. Với nền tảng kiến thức phong phú, bà đã tích lũy được hơn ba năm kinh nghiệm thực tế với tư cách là bác sĩ Trung y. Ngoài chuyên môn lâm sàng, bà còn là nhà văn thành đạt ở Nam Hàn, có những đóng góp quý giá cho The Epoch Times. Những tác phẩm sâu sắc của bà bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm y học tích hợp, xã hội, văn hóa Nam Hàn và quan hệ quốc tế.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn