Ibuprofen gây ra hàng hàng nghìn ca tử vong mỗi năm, vậy đâu là giải pháp thay thế?

Một loại thuốc phổ biến có hiệu quả giảm nhẹ cơn đau, nhưng lại gây ra gánh nặng bệnh tật khác không kém phần nguy hiểm

Quay trở lại năm 2013, một bài báo của Reuters đã mở đầu với câu nói tuyệt vời:

“Các nhà nghiên cứu cho biết: Việc dùng thuốc giảm đau liều cao trong thời gian dài như ibuprofen hoặc diclofenac gây ra những ‘tác hại tương tự’ về mặt nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, như khi dùng thuốc Vioxx, loại thuốc đã bị thu hồi do những nguy hại tiềm tàng của nó.”

Như bạn có thể nhớ, vụ thu hồi thuốc Vioxx năm 2004 được thực hiện khi từ 1999-2003 thế giới có gần 30,000 trường hợp sau dùng thuốc bị nhồi máu cơ tim và đột tử do bệnh tim mạch. Bất chấp thực tế là ngay từ năm 2000, các nghiên cứu khoa học đã tích lũy được mối liên quan giữa Vioxx và việc gia tăng các cơn đau tim và đột quỵ, nhà sản xuất thuốc Merck và FDA vẫn im lặng khi số người tử vong tăng lên dần đều.

Báo cáo của Reuters tập trung vào nghiên cứu được công bố trên tập san Lancet. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đau tim tăng lên tới 1/3 và nguy cơ suy tim tăng gấp đôi ở những người dùng nhiều thuốc NSAID.

Tình trạng đau và mức độ viêm có hại đang nhanh chóng trở thành trạng thái cơ thể mặc định trong thế giới công nghiệp hóa. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, chúng ta có thể điều chỉnh các tình trạng tiền viêm bằng cách thay đổi cách ăn uống, giảm căng thẳng và tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại ở môi trường. Trong khi những cách tiếp cận này cần có thời gian, kỷ luật và năng lượng, chúng ta đôi khi chỉ muốn cơn đau chấm dứt ngay lập tức. Tại những thời điểm bắt buộc đó, chúng ta muốn mua một viên thuốc không kê đơn để có thể nhanh chóng kiểm soát cơn đau.

Vấn đề với phương pháp này là, nếu chúng ta làm điều đó thường xuyên, chúng ta có thể tự kết liễu chính mình cùng với cơn đau…

Ibuprofen thực sự là một ví dụ hoàn hảo về điều này. Như đã đề cập ở trên, dẫn xuất hóa dầu này có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ đau tim và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và mọi nguyên nhân (khi kết hợp với aspirin), với hàng tá tác dụng phụ nghiêm trọng đối với sức khỏe, bao gồm:

  1. Thiếu máu
  2. Phá hủy DNA
  3. Mất thính lực
  4. Cao huyết áp
  5. Tử vong do cúm
  6. Sảy thai

Trên thực tế, ibuprofen không phải là thuốc duy nhất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và/hoặc tỷ lệ tử vong. Toàn bộ danh mục thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) dường như đều có mặt trái chưa được công nhận này; bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đạt điểm cao nhất trong danh sách hơn 100 tác dụng phụ không mong muốn liên quan đến việc sử dụng NSAIDs.

Vậy thì, chúng ta nên làm những gì? Cơn đau chính là cơn đau. Cho dù điều đó xảy ra với bạn hay bạn chứng kiến điều này trên người khác (vốn có thể tồi tệ hơn), việc tìm cách giảm nhẹ là ưu tiên hàng đầu.

Nghiên cứu về các lựa chọn tự nhiên thay thế cho ibuprofen

Dưới đây là một số nghiên cứu dựa trên bằng chứng về các lựa chọn thay thế cho ibuprofen, trích dẫn từ Thư viện Y khoa Quốc gia:

  1. Gừng – Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy viên nang gừng (250mg, bốn lần mỗi ngày) có hiệu quả giảm đau tương tự như thuốc mefenamic acid và ibuprofen trên phụ nữ có cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt (đau bụng kinh nguyên phát).
  2. Kim sa (Arnica) bôi tại chỗ – Một nghiên cứu được thực hiện trên người năm 2007 cho thấy việc điều trị bằng kim sa bôi tại chỗ có hiệu quả tương đương với ibuprofen cho bệnh viêm xương khớp ở tay, đồng thời có ít tác dụng phụ hơn.
  3. Sự kết hợp giữa: Astaxanthin, Bạch quả và Vitamin C – Một nghiên cứu trên động vật năm 2011 cho thấy sự kết hợp này có tác dụng tương đương hoặc tốt hơn ibuprofen trong việc giảm viêm đường hô hấp do hen suyễn.
  4. Hoàng cầm (chứa baicalin) – Một nghiên cứu trên động vật năm 2003 cho thấy một hợp chất trong hoàng cầm là baicalin có khả năng giảm đau tương tự như ibuprofen.
  5. Acid béo omega-3: Một nghiên cứu trên người năm 2006 cho thấy acid béo omega-3 (từ 1200-2400 mg mỗi ngày) có hiệu quả như ibuprofen trong việc giảm đau do viêm khớp nhưng có ít tác dụng phụ hơn.
  6. Nhân sâm Á Châu (Panax Ginseng) – Một nghiên cứu trên động vật năm 2008 cho thấy nhân sâm Á Châu có hoạt tính giảm đau và chống viêm tương tự như ibuprofen và có khả năng chống viêm khớp dạng thấp.
  7. Cây Ban Âu – Một nghiên cứu trên động vật năm 2004 cho thấy cây Ban Âu có tác dụng giảm đau gấp đôi so với ibuprofen.
  8. Anthrocyanin từ quả anh đào dại và mâm xôi – Một nghiên cứu ở cấp tế bào năm 2001 cho thấy anthrocyanin được chiết xuất từ quả mâm xôi và anh đào dại có hiệu quả như ibuprofen và naproxen trong việc ức chế enzyme liên quan đến viêm gọi là cyclooxygenase-1 và 2.
  9. Hương nhu tía – Một nghiên cứu năm 2000 cho thấy hương nhu tía chứa các hợp chất có hoạt tính chống viêm tương tự ibuprofen, naproxen và aspirin.
  10. Dầu ô liu (oleocanthal) – một hợp chất có trong dầu ô liu là oleocanthal được chứng minh có đặc tính chống viêm tương tự như ibuprofen.

Tất nhiên, có hàng trăm chất bổ sung khác đã được nghiên cứu về tác dụng giảm đau và/hoặc chống viêm, và cũng có những phương pháp trị liệu bằng tinh dầu, nhưng có một điều đáng lo ngại ở đây. Khi chúng ta nghĩ đến việc dùng một loại thuốc giảm đau thay thế cho ibuprofen, chúng ta vẫn đang suy nghĩ theo mô hình y học thực chứng, giảm nhẹ: ức chế triệu chứng và tiếp tục công việc kinh doanh thương mại. Chúng ta nên nhìn sâu vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Và khi có thể, hãy loại bỏ (các) căn nguyên gốc rễ. Và điều đó thường đòi hỏi sự thay đổi đáng kể về cách ăn uống, ví dụ như tránh xa các loại thực phẩm gây viêm, mà nhiều loại trong số đó vẫn được người Tây phương vô cùng say mê, như lúa mì, sữa, rau củ họ cà và thậm chí cả ngũ cốc không bao gồm lúa mì, v.v.

Bài viết được đăng tải lần đầu trên www.GreenMedInfo.com.

Thanh Ngọc biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Sayer Ji
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Sayer Ji là người sáng lập Greenmedinfo.com, một nhà bình duyệt tại Tạp chí Quốc tế về Dinh dưỡng Con người và Y học Chức năng, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Systome Biomed, phó chủ tịch hội đồng quản trị của Liên đoàn Y tế Quốc gia và là thành viên ban chỉ đạo của Tổ chức toàn cầu không biến đổi gen. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Greenmedinfo.com.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn